11 trường hợp cảnh sát được bắn người phải cảnh báo và không cần cảnh báo

Chủ đề   RSS   
  • #614119 17/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần
    SMod

    11 trường hợp cảnh sát được bắn người phải cảnh báo và không cần cảnh báo

    Cảnh sát là một trong những lực lượng được trang bị vũ khí quân dụng, trong đó có 11 trường hợp cảnh sát được nổ súng quân dụng phải cảnh báo và không cần cảnh báo.

    11 trường hợp được nổ súng quân dụng phải cảnh báo và không cần cảnh báo

    Theo Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự bao gồm:

    - Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:

    (1) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

    (2) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;

    (3) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;

    (4) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    (5) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

    - Để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; 

    - Khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; 

    - Khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.

    - Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:

    (6) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;

    (7) Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;

    (8) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

    (9) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;

    (10) Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

    (11) Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

    Như vậy, có 11 trường hợp mà cảnh sát được bắn người khi người đó thuộc các đối tượng trên. Đồng thời, có trường hợp phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng và trường hợp không cần cảnh báo.

    Khi nào thu hồi vũ khí quân dụng cấp cho cảnh sát?

    Theo khoản 1 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:

    - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;

    - Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;

    - Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

    Như vậy, khi cơ quan cảnh sát được trang bị vũ khí quân dụng giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hay khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng hay không còn khả năng sử dụng vũ khí quân dụng thì sẽ bị thu hồi.

    Thủ tục thu hồi vũ khí quân dụng

    Theo Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về thủ tục thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:

    1) Hồ sơ

    Hồ sơ đề nghị bao gồm:

    - Văn bản đề nghị thu hồi;

    - Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ CCCD, CMND, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.

    2) Thủ tục

    Bước 1: Lập hồ sơ

    - Cơ quan thuộc trường hợp phải thu hồi vũ khí quân dụng có trách nhiệm lập hồ sơ, làm thủ tục đề nghị thu hồi

    - Hồ sơ được lập thành 01 bộ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Sau khi đã lập hồ sơ đầy đủ, người đến liên hệ nộp hồ sơ nộp tại cơ quan cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ.

    Bước 3: Cấp giấy phép thu hồi

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

    - Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không đề nghị thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ thì cơ quan cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi và xử lý theo quy định.

    Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp phải thu hồi vũ khí quân dụng mà cơ quan không tự làm thủ tục đề nghị thu hồi vũ khí quân dụng thì sẽ bị kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi và xử lý theo quy định.

     
    155 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (15/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận