10 bí ẩn của pháp luật Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #271271 24/06/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    10 bí ẩn của pháp luật Việt Nam

    Đến nay nhiều quy định của pháp luật nước nhà vẫn còn nằm ở sự mơ hồ, mong manh, thậm chí còn gây ra nhiều sự tranh cãi:

    1. Hợp đồng tặng cho có hiệu lực khi nào?

    2. Di chúc bằng miệng, hợp đồng bằng miệng hay di chúc bằng lời, hợp đồng bằng lời?

    3. Ai có thẩm quyền ban hành Bộ Luật, và được quy định ở đâu?

    4. Khái niệm “hoãn”, “đơn phương chấm dứt” hợp đồng trong Bộ luật Dân sự có gì khác “tạm ngừng”, “đình chỉ” hợp đồng trong Luật thương mại?

    5. Văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực thì văn bản hướng dẫn có còn hiệu lực hay không?

    6. Một ngày có 24 giờ, có giờ thứ 24 nhưng liệu có 24h00 hay không? Đó là điều khó hiểu khi Bộ luật Dân sự quy định 24h00.

    7. Nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành hay quy định đó là trái luật vẫn còn là sự mơ hồ và tùy tiện. Thế nào là quy định trái, thế nào là quy định khác?

    8. Thế nào là bãi bỏ, hủy bỏ đã được Chính phủ quy định rõ ràng nhưng “các bác” ban hành văn bản vẫn xảy ra hiện tượng nhầm từ.

    9. Hiến pháp có phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hay chưa? Trong khi Nghị quyết của quốc hội được quyền sửa đổi hiến pháp.

    10. Nhiều văn bản pháp luật có liệt kê trường hợp cấm nhưng không có chế tài, vậy có phải là cấm hay không?

    Thành viên Dân Luật bổ sung thêm những “bí ấn” khác nhé!

     
    11740 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #271324   24/06/2013

    tisungm
    tisungm

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 3 lần


    Ừ nhỉ, chỉ thấy từ 23g00 chuyển qua 0g00 chứ chưa thấy 24g00.

    Hay 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tisungm vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (24/06/2013)
  • #271396   24/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    10. Nhiều văn bản pháp luật có liệt kê trường hợp cấm nhưng không có chế tài, vậy có phải là cấm hay không?

    Cái này có thể nói là mới suy nghĩ ra quy định nhưng "quên" mất là nếu không làm thì sẽ bị gì? Hoặc phải chờ 1 văn bản khác ban hành ra mức phạt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    nguyentmo (08/07/2013)
  • #271519   25/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    phamthanhhuu viết:

    1. Hợp đồng tặng cho có hiệu lực khi nào?

    Mình nên xoay quanh bàn luận vấn đề này trước nhé! Không hiểu nó có hiệu lực bắt đầu bằng việc tặng trên thực tế, hay bằng hiệu lực pháp lý?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    nguyentmo (08/07/2013)
  • #271629   25/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    phamthanhhuu viết:

    1. Hợp đồng tặng cho có hiệu lực khi nào?

    Theo mình về vấn đề 1 như sau:

    Hợp đồng tặng cho còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế.

    Hợp đồng tặng cho là một trong những công cụ pháp lý được hình thành lâu đời nhất trong pháp luật dân sự. Trong Bộ luật dân sự 2005 hợp đồng tặng cho được coi là một trong những hợp đồng thông dụng và được quy định từ điều 465 đến 470. Như vậy, có thể nhận thấy Bộ luật dân sự 2005 chỉ dành một số lượng khiêm tốn các điều luật của hợp đồng này, có lẽ chính vì vậy nên trong thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp pháp luật không thể giải quyết được, ví dụ về bản chất của hợp đồng tặng cho, những giới hạn của hợp đồng và vấn đề hủy bỏ hợp đồng sau khi hợp đồng đã có hiệu lực. Và sau đây sẽ làm rõ những trường hợp đó.

    Điều 466 Bộ luật dân sự không nói rõ “nhận tài sản” là nhận tài sản về mặt pháp lý hay thực tế nhận tài sản, mặt khác, Điều 446 Bộ luật dân sự quy định, hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù còn bên tặng cho đồng ý nhận. Theo “Dương Anh Sơn, Bàn về bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2008” thì “đồng ý nhận” được nói đến trong điều 465 Bộ luật dân sự có thể là đồng ý nhận tài sản ngay tức thì và cũng có thể đồng ý nhận tài sản vào thời điểm nào đó trong tương lai. Và tôi hoàn toàn đồng ý với cách hiểu này. Nhưng một số tác giả cho rằng “nhận tài sản” được nói đến trong điều 466 là nhận tài sản thực tế. Theo tôi, nếu cho rằng hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế thì sẽ có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra mà pháp luật khó có thể giải quyết được. Vì nếu cho rằng hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế thì trước khi nhận tài sản người được tặng cho có quyền từ chối nhận tài sản và người tặng cho có quyền từ chối thực hiện hợp đồng. Vậy sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp việc từ chối thực hiện hợp đồng của một trong các bên gây thiệt hại cho bên kia. Ví dụ, ngày 1/5 bà A định mua ngôi nhà số 278 Điện Biên Phủ ( trị giá 3 tỷ đồng) để ở, trong lúc đó ông B hứa sẽ tặng cho bà A ngôi nhà 280 Điện Biên Phủ (trị giá 4 tỷ) vào ngày 15/5, hợp đồng được lập thành văn bản, có chứng thực. Vì lẽ được tặng nhà, nên bà A không mua ngôi nhà số 278 Điện Biên Phủ nữa. Đến ngày 14/5 ông B thông báo là không cho bà B ngôi nhà 280. Trong khi chủ ngôi nhà số 278 đã bán với giá 3 tỷ đồng cho người khác và ngày 1/5. Đến ngày 14/5 ngôi nhà 278 có giá trên thị trường là 3,2 tỷ đồng. Như vậy nếu nói rằng hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế thì ông B không có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bà A bởi vì hợp đồng tặng cho chưa có hiệu lực pháp luật. Điều này vô lý, bởi lẽ nếu không có hợp đồng tặng cho được ký kết trước đó thì bà A đã có nhà ở và giá trị ngôi nhà sẽ được tăng thêm 200 triệu.

          Thông thường một người nào đó khi tặng cho người khác tài sản không phải không vì động cơ nào. Động cơ tặng cho có thể không giống nhau, nhưng tóm lại động cơ luôn thể hiện lòng tốt của người tặng cho. Song có những trường hợp, sau khi hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực, bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng họ đã có hành vi trái với mong muốn, tức là ngược với động cơ của người tặng cho. Ví dụ người được tặng cho có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được tặng cho và những người thân thích với người này, hoặc người được tặng cho sử dụng tài sản tặng cho trái với mong muốn của người tặng cho, hoặc trong một số trường hợp sau khi hợp đồng tặng cho được thực hiện thì hoàn cảnh, tình trạng gia đình, vật chất của người tặng cho có sự thay đổi cơ bản và người tặng cho lại có nhu cầu lớn về tài sản để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình hoặc việc tặng cho có thể xâm hại đến quyền lợi của người khác, của xã hội… Trong trường hợp này pháp luật Việt Nam khó có cách giải quyết được bởi không có sự điều chỉnh rõ ràng.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (26/06/2013) nguyentmo (08/07/2013) lechikhang (23/07/2013) hathapsm (28/02/2014)
  • #271847   26/06/2013

    Thêm một điều bí ẩn nữa của pháp luật để cả nhà cùng suy nghĩ nhé:

    1. "Miễn thu phí, lệ phí" với "không thu phí, lệ phí" khác nhau ở chỗ nào?

    Trong khi Pháp lệnh về phí và lệ phí quy định việc miễn thu thì thuộc thẩm quyền của Chính phủ còn không thu thì thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    2. Cấp dưới của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nhung_stp vì bài viết hữu ích
    danusa (26/06/2013)
  • #271955   26/06/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Nhung_stp viết:

    Thêm một điều bí ẩn nữa của pháp luật để cả nhà cùng suy nghĩ nhé:

    1. "Miễn thu phí, lệ phí" với "không thu phí, lệ phí" khác nhau ở chỗ nào?

    Trong khi Pháp lệnh về phí và lệ phí quy định việc miễn thu thì thuộc thẩm quyền của Chính phủ còn không thu thì thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    Dòng bôi vàng là điều nào của pháp lệnh Phí và lệ phí vậy bạn? Mình tìm không ra. Bạn có thể chỉ ra điều luật cụ thể không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #271865   26/06/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Thêm 1 trường hợp cũng tạm gọi là "thách thức" của pháp luật là "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"; "các trường hợp khác theo quy định pháp luật". Nên sau đó phải đi tìm "đỏ con mắt" có quy định nào khác không?

    Trường hợp giải thích pháp luật: Theo quy định thì UBTVQH có quyền giải thích nhưng thực tế Hội đồng Thẩm phán - TATC gần như là giải thích. Còn ông UBTVQH thì hiếm hoi. Việc giải thích pháp luật là rất quan trọng nhưng có vẻ chúng ta hơi "thờ ơ" dẫn đến có 1 số trường hợp không xét xử được hoặc xét xử gượng ép như thế nào là số lượng, rất lớn, đặc biệt lớn theo Điều 253, 156,157,158...

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    danusa (26/06/2013)
  • #271901   26/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    luatsuchanh viết:

    Thêm 1 trường hợp cũng tạm gọi là "thách thức" của pháp luật là "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"; "các trường hợp khác theo quy định pháp luật". Nên sau đó phải đi tìm "đỏ con mắt" có quy định nào khác không?

    Em nghĩ "trừ trường hợp có quy định khác" là quy định thông minh của nhà lập pháp. Bởi Pháp luật là điều khoản tĩnh trong khi đời sống xã hội luôn vận động và phát triển. Nên có rất nhiều trường hợp sự vật mới phát sinh thì chưa có điều luật điều chỉnh thì người hành phúc phải linh động áp dụng "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Nên đây gọi là điều khoản quét trong những trường hợp nhà lập pháp không dự đoán được hết các vấn đề sẽ phát sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #277065   22/07/2013

    hoang_chuong
    hoang_chuong

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2013
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    phamthanhhuu viết:

     

    luatsuchanh viết:

     

    Thêm 1 trường hợp cũng tạm gọi là "thách thức" của pháp luật là "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"; "các trường hợp khác theo quy định pháp luật". Nên sau đó phải đi tìm "đỏ con mắt" có quy định nào khác không?

     

     

    Em nghĩ "trừ trường hợp có quy định khác" là quy định thông minh của nhà lập pháp. .

    Tôi lại  nghỉ đó là một quy định ngu dốt và trái nguyên tắc làm luật và không có đủ yếu tố thực thi !Khi điều chỉnh về một vấn đề, Văn bản nào cao nhất và mới nhất thì có hiệu lực và thay thế các văn bản trước đó cho nên các văn bản trước có quy định khác phải hết giá trị, còn nếu sau này xuất hiện các quy định khác đi thì đương nhiên phải sử dụng các qui định mới nhất ! 

     
    Báo quản trị |  
  • #271939   26/06/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào Hữu!

    Tất nhiên là với trình độ lập pháp của mình như hiện nay thì không thể liệt kê toàn bộ hay dự liệu các tình huống xảy ra. Nhưng rõ ràng cái này đẩy khó về cho người thi hành, người bị điều chỉnh. Vì rõ ràng công dân được làm những gì pháp luật không cấm, đó là nguyên tắc tiến bộ. Còn anh "bồi" thêm câu này sau đó ban hành các văn bản dưới luật căn cứ vào điều luật trên để "hạn chế" quyền nào đó... thì chẳng thông minh hay tiến bộ gì cả. Thực tế đã xảy ra nhiều rồi.

    Nếu quy định quét thì chắc không cần xây dựng luật kể chi tiết, liệt kê ra đâu. Chỉ cần điều khoản chung chung rồi chờ Nghị định, thông tư hướng dẫn là đủ rồi.

    Đó là quan điểm cá nhân của mình

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    SAdmin (26/06/2013)
  • #271945   26/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    luatsuchanh viết:

    Nếu quy định quét thì chắc không cần xây dựng luật kể chi tiết, liệt kê ra đâu. Chỉ cần điều khoản chung chung rồi chờ Nghị định, thông tư hướng dẫn là đủ rồi.

    Đó là quan điểm cá nhân của mình

    Dạ! Cảm ơn ý kiến của anh. Và thực tế luật Việt Nam quy định hết sức chung chung. Nên luôn chờ Nghị định hướng dẫn, mà Nghị định ra có khi chờ thông tư. Thậm chí có vấn đề phải để tỉnh hướng dẫn cụ thể mới dám làm đó anh.

     
    Báo quản trị |  
  • #271971   26/06/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào Hữu!

    Cái này thì mình cũng khá rõ. Nhưng chẳng lẽ cứ để hoài vậy, cứ để tình trạng "luật ống", "luật khung" tồn tại hoài. Chính phủ là cơ quan thực thi pháp luật vậy mà Luật phải chờ Nghị định hướng dẫn, rồi còn phải chờ thông tư cũng do cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành hướng dẫn thêm.

    Trên thực tế thì có những quy định của Nghị định hướng dẫn trái luật, khi đi vào cuộc sống người ta áp dụng Nghị định mặc dù về pháp lý luật mới có giá trị thi hành... Vậy khi nào có pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 26/06/2013 04:43:05 CH

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #271976   26/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình ủng hộ quan điểm bỏ cụm từ "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"; "các trường hợp khác theo quy định pháp luật"

    Đã là Luật thành văn là phải quy định rõ ràng.

    Ông bảo theo quy định khác của ông thì ông phải kể ra được và có tồn tại ít nhất là một cái khác tại thời điểm ông ban hành quy định. Làm gì có chuyện bảo có quy định khác nhưng chưa tồn tại quy định đấy, mai sau mới có.

    Mai sau có thì mai sau sửa luật. Hiến pháp còn sửa được nữa là luật.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    SAdmin (26/06/2013) luatsuchanh (26/06/2013)
  • #272006   26/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    boyluat viết:

    Mình ủng hộ quan điểm bỏ cụm từ "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"; "các trường hợp khác theo quy định pháp luật"

    Đã là Luật thành văn là phải quy định rõ ràng.

    Ông bảo theo quy định khác của ông thì ông phải kể ra được và có tồn tại ít nhất là một cái khác tại thời điểm ông ban hành quy định. Làm gì có chuyện bảo có quy định khác nhưng chưa tồn tại quy định đấy, mai sau mới có.

    Mai sau có thì mai sau sửa luật. Hiến pháp còn sửa được nữa là luật.

    Vấn đề nằm ở chỗ ông ban hành nhiều quá nên ông chẳng nhớ, vì vậy các con cố nhớ dùm ông. Và ông cũng phòng ngừa chuyện sau này ông đổi ý hoặc nảy sinh ý mới thì ông còn đường thoát thần là "quy định khác". 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    dlthuylinh (09/07/2013)
  • #277126   23/07/2013

    minhhong85.vp
    minhhong85.vp

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2013
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 420
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 7 lần


    pháp luật vn còn nhiều kẽ hở, chính vì vậy mà nhiều người lợi dụng nó để lách luật. Còn rất nhiều vấn đề trong xã hội cần pháp luật quy định cụ thể, dứt khoát hơn chứ không thể chung chung được. Chỉ khổ người dân thôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #277191   23/07/2013

    fibiz
    fibiz

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Viết 24h00 là sai. Ngôn ngữ văn bản luật thì cần chính xác - chặt chẽ - đơn giản nữa. 

    VN mình thì các văn bản còn nhiều tùy tiện. Cũng dễ hiểu khi làm trái ngành - làm bằng quan hệ vẫn còn nhiều. Nhưng điều quan trọng hơn có lẽ là ở cái bất hợp lý lớn nhất bao trùm toàn xã hội... 

     
    Báo quản trị |  
  • #277229   23/07/2013

    lechikhang
    lechikhang

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    HỢP ĐỒNG TẶNG CHO CÓ HIỆU LỰC KHI NÀO?

    Bạn phamthanhhuu viết:

     Điều 466 Bộ luật dân sự không nói rõ “nhận tài sản” là nhận tài sản về mặt pháp lý hay thực tế nhận tài sản, mặt khác, Điều 446 Bộ luật dân sự quy định, hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù còn bên tặng cho đồng ý nhận. Theo “Dương Anh Sơn, Bàn về bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2008” thì “đồng ý nhận” được nói đến trong điều 465 Bộ luật dân sự có thể là đồng ý nhận tài sản ngay tức thì và cũng có thể đồng ý nhận tài sản vào thời điểm nào đó trong tương lai. Và tôi hoàn toàn đồng ý với cách hiểu này. Nhưng một số tác giả cho rằng “nhận tài sản” được nói đến trong điều 466 là nhận tài sản thực tế.

    Theo tôi biết: Tại Điều 163 BLDS 2005 thì: "Tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản"; Như vậy thuật ngữ " nhận tài sản" tại Điều 446 BLDS bao hàm nhận vật (thực tế nhận tài sản) và nhận quyền (nhận tài sản về mặt pháp lý).

    Luật không quy định hợp đồng nào là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế, sự phân biệt chỉ mang tính chất tương đối:

    vd: Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế nếu tài sản không phải đăng ký QSH, nên "nhận tài sản" là nhận vật (nhận thực tế); Nhưng nếu tài sản phải đăng ký QSH thì đó là hợp đồng ưng thuận, nên "nhận tài sản" là nhận quyền (nhận về mặt pháp lý)

    Hợp đồng tặng cho tài sản có mục đích là nhằm xác lập QSH tài sản cho bên được tặng cho, cho nên đối với tài sản phải đăng ký thì việc hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết dưới một hình thức luật định (vd: công chứng, chứng thực,... Lý do là để bảo đảm tính trung thực của việc cam kết, năng lực và căn cước của các bên được xác định một cách chắc chắn hơn và việc thành lập hợp đồng có công chứng, chứng thực cho phép thực hiện sự đăng ký QSH theo quy định của pháp luật)

    Thuật ngữ "nhận tài sản"  trong pháp luật nước ta đã bao hàm nhận vật (nhận thực tế tài sản) và nhận quyền (nhận tài sản về mặt pháp lý) đã được áp dụng trong luật Việt nam ngay cả thời kỳ mà BLDS 1996 chưa ra đời ( thời kỳ pháp luật chưa có quy định về tài sản phải đăng ký): Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991:

    Điều 7. Tặng cho nhà ở giữa cá nhân với cá nhân

    1. Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, thì bên được tặng cho phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

    2. Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, thì giải quyết như sau:

    a) Nếu bên được tặng cho đã nhận nhà ở, thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của bên được tặng cho và bên được tặng cho phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu;

    b) Nếu bên được tặng cho chưa nhận nhà ở, thì hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    3. Trong trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu để thực hiện hợp đồng tặng cho nhà ở đã hoàn tấtnhà ở chưa được giao cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho phải giao nhà ở đó cho bên được tặng cho trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày bên được tặng cho có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Điều 7 Nghị quyết 58/1998 NQ-UBTVQH như sau:

    5. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở giữa cá nhân với cá nhân.

    Khi đã xác định được quan hệ giữa các bên là quan hệ tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, thì tuỳ từng trường hợp mà Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998. Khi giải quyết loại tranh cháp này cần chú ý một số điểm sau đây:

    a) Đối với loại hợp đồng tặng cho nhà ở không có điều kiện mà bên được tặng cho đã nhận nhà ở, nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, thì Toà án công nhận hợp đồng và cho phép bên được tặng cho nhà ở làm thủ tục chuyển quyền sở hữu; nếu bên được tặng cho chưa nhận nhà ở và cũng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở, thì Toà án tuyên bố hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ.

    b) Trong trường hợp hợp đồng tặng cho nhà ở có điều kiện mà điều kiện đó đã xảy ra hoặc đã được thực hiện đầy đủ, thì tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

    - Nếu bên được tặng cho đã nhận nhà ở nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, thì Toà án công nhận nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của bên được tặng cho;

    - Nếu bên được tặng cho chưa nhận nhà ở và chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, thì Toà án tuyên bố hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ. Trong trường hợp này, nếu bên được tặng cho có yêu cầu giải quyết về các điều kiện đã xảy ra hoặc đã được thực hiện, thì Toà án giải quyết cả yêu cầu này.

    - Nếu thủ tục chuyển quyền sở hữu để thực hiện hợp đồng tặng cho nhà ở đã hoàn tấtnhà ở chưa giao cho bên được tặng cho, thì Toà án buộc bên tặng cho phải giao nhà ở đó cho bên được tặng cho trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bên được tặng cho có yêu cầu bằng văn bản.

    Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi, mong các bạn góp ý để làm sáng tỏ vấn đề: HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ HIỆU LỰC TỪ LÚC NÀO?

    Kính chào.

     

     

     

     
    Báo quản trị |