1/- phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #15978 20/10/2009

    VANBINH_LDLD

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    1/- phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội

    1/- phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội
    2/- phân tích điều 12,13,14 Bộ Luật Hình sự
    3/- Chủ thể của tội phạm là gì? phân biệt nó với nhân thân người phạm tội.
     
    49318 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn VANBINH_LDLD vì bài viết hữu ích
    cutacuctac (31/08/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #15979   13/11/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội

    Bạn có thể tham khảo giáo trình luật Hình sự
     
    Báo quản trị |  
  • #15980   28/05/2009

    nguyenthihuongvoicoi
    nguyenthihuongvoicoi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi muốn biêt một số thông tin về nhân thân  người phạm tội được chứ? Đặc điểm về xã hội và nhân khẩu, đặc điểm phản ánh. Phân loại nhân thân người phạm tội và ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhân thân người phạm tội
     
    Báo quản trị |  
  • #15981   23/10/2009

    aloha_1412
    aloha_1412

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhân thân người phạm tội, một số ý nghĩa cơ bản.

    $0 $0Nhân thân là một vấn đề được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực: triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học... Nói đến nhân thân là nói đến con người với tính cách là một thành viên của xã hội, một thực thể xã hội cũng như một con người tham gia vào những quan hệ xã hội. Tìm hiểu về đặc điểm nhân thân người phạm tội, nhất là thông qua ví dụ của một số vụ án cụ thể sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này cũng như thấy rõ được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong luật hình sự nước ta.$0 $0 $0Nhân thân người phạm tội theo khái niệm trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa tới việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án tiền sự... $0 $0Để làm rõ vấn đề về nhân thân người phạm tội, ta sẽ phân tích một số đặc điểm quan trọng như sau. Chẳng hạn, về độ tuổi, có thể thấy, theo qui định của Điều 12 BLHS thì chỉ có những người “đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm”, còn đối với những trường hợp phạm tội nhưng “trong độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Còn trong trường hợp người dưới 14 tuổi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với bất cứ loại tội danh nào.$0 Bên cạnh đó, đặc điểm về tiền án, tiền sự cũng được qui định cụ thể tại điểm h, khoản 1, Điều 46 như sau: phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu như người có hành vi phạm tội đã phạm tội nhiều lần, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm(điểm g, khoản 1, Điều 48BLHS) thì đây sẽ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với cùng một hành vi phạm tội và sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn so với người trước đây chưa có tiền án, tiền sự nào. Bên cạnh đó, các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội như thái độ làm việc thái độ chính trị có tốt hay không, ý thức pháp luật cao hay không, có nghề nghiệp việc làm ổn định hay lêu lổng, chơi bời... cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét, giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của mỗi cá nhân.$0 Như chúng ta đã biết, nhân thân người phạm tội mặc dù không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội, là một trong những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các cơ quan điều tra, truy tố xét xử muốn tìm ra đúng người, xét xử đúng tội thì đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân của người phạm tội. Tóm tắt lại thì việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có những ý nghĩa sau:$0 Thứ nhất, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội là yếu tố bắt buộc trong cấu thành một số tội phạm, có ý nghĩa quan trọng với việc định tội cũng như định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó về nhân thân của người phạm tội. Chẳng hạn: Cấu thành tội phạm tăng nặng của tội hành hạ người khác đòi hỏi chủ thể có đặc điểm là “Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật” (điểm a, khoản 2, Điều 110), hay cấu thành tội phạm cơ bản của Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước đòi hỏi chủ thể có đặc điểm là người “có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước”.$0 $0 Thứ hai, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt; Qua nghiên cứu nhân thân người phạm tội không chỉ đánh giá được khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội mà còn giúp đánh giá được tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Cùng một hành vi nhưng ở người này là biểu hiện ngẫu nhiên đột xuất nhưng ở người khác là hành vi có tính toán, có ý thức sâu sắc biểu hiện bản chất của người phạm tội. Hành vi và con người luôn có quan hệ với nhau cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc vào tính chất của con người.$0 Có thể thấy, chính vì mối liên hệ giữa nhân thân người phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho nên luật hình sự đã coi nhân thân người phạm tội là một trong những “căn cứ quyết định hình phạt”(Điều 45 BLHS). Mặt khác luật cũng có quy định coi nhiều tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46 và Điều 48).$0 Bên cạnh đó, có thể thấy thông qua việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội, cơ quan điều tra, truy tố và xét xử có thể làm sáng tỏ một số tình tiết về các yếu tố cấu thành tội phạm như lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội.Bài viết vi phạm sẽ bị xóa! $0
    Cập nhật bởi mizuno vào lúc 23/10/2009 22:28:44
     
    Báo quản trị |  
  • #177246   09/04/2012

    kimlee1211
    kimlee1211

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2012
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    có phải trong mọi trường hợp nhân thân tốt đều đượcc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không? ví dụ tại điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự quy định một trong những tình tiết giảm nhẹ là người phạm tội có thành tích xuất sắc trong công tác, thế nhưng giả sử như người đó làm nghề giáo nhưng lại phạm tội trái đạo đức, thuần phong mĩ tục, như vậy trong tình huống này yếu tố nhân thân tốt như trên có phải sẽ biến thành tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự? hoặc tại điểm b khoản 1 điều 46 người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, vậy đối với trường hợp thiệt hại liên quan đến danh dự nhân phẩm một người thì thiện ý bồi thường có phải quy đổi ra tiền và như thế nào được coi là đủ thiện ý?
     
    Báo quản trị |