09 quyền lợi NLĐ phải biết từ 01/01/2021

Chủ đề   RSS   
  • #555823 27/08/2020

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    09 quyền lợi NLĐ phải biết từ 01/01/2021

    điểm mới BLLĐ 2019

    Ảnh minh họa: NLĐ phải biết 09 điều này để bảo vệ quyền lợi của mình

    Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019

     

    Ngày 01/01/2021 BLLĐ 2019 chính thức có hiệu lực, bên cạnh các điểm mới nổi bật về lương thưởng, hợp đồng lao động, thì dưới đây là nội dung tổng hợp những quyền lợi mà NLĐ phải biết được quy định tại Bộ luật này. Cụ thể như sau:

    1. Ghi nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

    Tại điều 14 BLLĐ 2019 quy định: Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

     

    2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

    - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

    - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

    - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

    - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này

    - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Căn cứ: khoản 2, điều 35 BLLĐ 2019

     

    3. Được ủy quyền cho người khác nhận lương

    Khoản 1, Điều 94 quy định nguyên tắc trả lương được thực hiện như sau: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

     

    4. Không được ép buộc người lao động tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác

    Cụ thể: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

    Căn cứ: Khoản 2, điều 94 BLLĐ

     

    5. Ngoài tiền, người lao động có thể được thưởng tài sản hoặc bằng hình thức khác

    Đây là nội dung mới được quy định tại khoản 1, điều 104 BLLĐ. Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

     

    6. NLĐ được từ chối làm thêm giờ

    Theo đó, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

    - Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

    - Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

    Vậy trường hợp hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động NLĐ có thể từ chối làm thêm giờ

    Căn cứ: Khoản 2 Điều 108 BLLĐ

     

    7. Tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh

    Theo đó, Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    Căn cứ: điều 112 BLLĐ 2019

     

    8. Bổ sung trường hợp được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    Nếu như luật hiện hành quy định các trường hợp được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương gồm:

    - Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    - Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    - Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

    Thì BLLĐ 2019 bổ sung trường hợp nếu cha nuôi, mẹ nuôi chết thì cũng được nghỉ 3 ngày

    Căn cứ: Điểm c, khoản 1, Điều 115 BLLĐ 2019

     

    9. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày

    Quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Căn cứ: Khoản 2 Điều 137 BLLĐ 2019

    Video: 8 điểm mới về hợp đồng lao động từ 2021

     

    Đăng ký và theo dõi thêm nhiều video pháp lý: TẠI ĐÂY

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    5803 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (15/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận