08 nhiệm vụ của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

Chủ đề   RSS   
  • #615125 12/08/2024

    08 nhiệm vụ của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

    Hiện nay có bao nhiêu cấp độ bảo vệ trẻ em. Khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại thì thuộc cấp độ bảo vệ nào? Tổng đài điện thoại tiếp nhận thông tin bảo vệ trẻ em  phải thực hiệnnhững nhiệm vụ nào?

    1.Các cấp độ thực hiện khi bảo vệ trẻ em

    Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật trẻ em 2016 quy định bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:

    - Phòng ngừa;

    - Hỗ trợ;

    - Can thiệp.

    Theo đó việc bảo vệ trẻ em sẽ có 03 cấp độ.

    2.Áp dụng cấp độ bảo vệ nào khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại

    Căn cứ Điều 50 Luật trẻ em 2016 quy định cấp độ can thiệp khi bảo vệ trẻ em như sau:

    Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

    Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:

    - Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

    - Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

    - Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của  Luật trẻ em 2016;

    - Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

    - Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

    - Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

    - Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật trẻ em 2016;

    Theo đó các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại là biện pháp thuộc cấp độ can thiệp.

    3. Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

    Căn cứ Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

    1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

    2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.

    3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.

    4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.

    5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

    6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.

    7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.

    8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.

    Theo đó điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em phải thực hiện 08 nhiệm vụ nêu trên.

     
    68 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận