08 loại hợp đồng có thể lựa chọn giao kết với nhà thầu từ năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #606883 17/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    08 loại hợp đồng có thể lựa chọn giao kết với nhà thầu từ năm 2024

    Giao kết hợp đồng đấu thầu là một nội dung rất quan trọng đối với bên đầu tư và bên nhà thầu thi công. Tùy vào mỗi trường hợp thì các bên sẽ ký kết bằng loại hợp đồng phù hợp nhất. Vậy từ năm 2024 khi Luật Đấu thầu có hiệu lực thì sẽ áp dụng những loại hợp đồng nào?
     
    08-loai-hop-dong-co-the-lua-chon-giao-ket-voi-nha-thau-tu-nam-2024
     
    1. Giao kết hợp đồng trọn gói với nhà thầu
     
    Căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 thì các bên khi giao kết hợp đồng đấu thầu có thể lựa chọn hợp đồng trọn gói như sau:
     
    - Hợp đồng trọn gói được áp dụng đối với gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian thực hiện gói thầu được xác định rõ, ít có khả năng thay đổi về khối lượng, yêu cầu kỹ thuật, các điều kiện không lường trước được; gói thầu chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá nhưng các bên tham gia hợp đồng xác định được khả năng quản lý rủi ro, quản lý thay đổi phát sinh hoặc xác định được các tính chất, đặc điểm của sản phẩm đầu ra, bao gồm cả hợp đồng EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay;
     
    - Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu bao gồm chi phí dự phòng cho các yếu tố rủi ro về khối lượng công việc và trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng tương ứng với trách nhiệm quản lý rủi ro giao cho nhà thầu trong gói thầu. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro về khối lượng công việc và trượt giá có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tương ứng với trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu;
     
    - Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng đối với phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật và điều khoản quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện dẫn đến giá hợp đồng thay đổi;
     
    - Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
     
    2. Giao kết hợp đồng theo đơn giá cố định với nhà thầu
     
    Trường hợp nhà thầu và chủ đầu tư giao kết hợp đồng theo đơn giá cố định thì căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023, theo đó hợp đồng đơn giá cố định được quy định như sau:
     
    - Hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng đối với gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu bản chất công việc đã xác định được rõ ràng nhưng chưa xác định được chính xác số lượng, khối lượng công việc thực tế phải hoàn thành. Giá hợp đồng ban đầu dựa trên số lượng, khối lượng công việc, đơn giá cố định theo hợp đồng và chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thể phát sinh được xác định theo quy định của pháp luật;
     
    - Hợp đồng theo đơn giá cố định có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc được nghiệm thu và đơn giá cố định quy định tại hợp đồng.
     
    3. Giao kết hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu
     
    Nếu các bên lựa chọn giao kết hợp đồng dựa theo đơn giá điều chỉnh thì tại khoản 3 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 các bên căn cứ thực hiện theo quy định sau:
     
    - Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng đối với gói thầu có thời gian thực hiện dài và có rủi ro biến động giá đối với các chi phí đầu vào để thực hiện hợp đồng, có thể tác động tiêu cực đến việc thực hiện gói thầu nếu áp dụng đơn giá cố định. 
     
    Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh có đơn giá, giá hợp đồng có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. 
     
    Giá hợp đồng ban đầu dựa trên cơ sở số lượng, khối lượng công việc cần thiết với đơn giá cơ sở theo hợp đồng và chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thể phát sinh, chi phí dự phòng trượt giá. 
     
    Nội dung hợp đồng phải quy định phương pháp tính trượt giá và chi phí dự phòng trượt giá theo quy định của pháp luật;
     
    - Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc được nghiệm thu và đơn giá quy định tại hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh (nếu có).
     
    4. Giao kết hợp đồng theo thời gian với nhà thầu
     
    Theo khoản 4 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 các bên có thể giao kết hợp đồng theo thời gian với nhà thầu theo quy định như sau:
     
    - Hợp đồng theo thời gian có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp; 
     
    - Sửa chữa, bảo trì công trình, máy móc, thiết bị; 
     
    - Dịch vụ tư vấn khi khó xác định được phạm vi và thời gian thực hiện dịch vụ. 
     
    - Giá hợp đồng được tính trên cơ sở đơn giá cho đơn vị thời gian, mức lương đã thỏa thuận theo giờ, ngày, tuần hoặc tháng nêu trong hợp đồng và chi phí phát sinh hợp lý có thể bồi hoàn.
     
    5. Giao kết hợp đồng theo chi phí cộng phí với nhà thầu
     
    Trường hợp giao kết hợp đồng theo chi phí cộng phí được áp dụng đối với công việc, dịch vụ mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc, nhu cầu cần thiết về các yếu tố, chi phí đầu vào để thực hiện các công việc dự kiến của hợp đồng. 
     
    Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thỏa thuận về chi phí quản lý, chi phí chung, lợi nhuận, phương pháp tính theo chi phí trực tiếp; phương pháp xác định chi phí trực tiếp làm căn cứ để tính toán chi phí trực tiếp và các nội dung khác để thực hiện hợp đồng (theo khoản 5 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023)
     
    6. Giao kết hợp đồng theo kết quả đầu ra với nhà thầu
     
    Căn cứ khoản 6 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 hợp đồng theo kết quả đầu ra được áp dụng đối với công việc, dịch vụ mà việc thanh toán căn cứ vào kết quả thực hiện hợp đồng được nghiệm thu về chất lượng, số lượng và các yếu tố khác. 
     
    Hợp đồng phải nêu rõ yêu cầu cụ thể về số lượng, chất lượng đầu ra, biện pháp kiểm tra, đánh giá, xác định mức độ đáp ứng về chất lượng đầu ra, mức giảm trừ thanh toán, quy định về điều chỉnh giá (nếu có) và các nội dung khác để thực hiện hợp đồng.
     
    7. Giao kết hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm với nhà thầu
     
    Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm chỉ có thể áp dụng cho gói thầu bảo hiểm công trình mà giá trị hợp đồng được xác định chính xác trên cơ sở giá trị công trình thực tế được nghiệm thu theo khoản 7 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023.
     
    8. Giao kết hợp đồng hỗn hợp với nhà thầu
     
    Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng có nội dung kết hợp các loại hợp đồng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 khoản 5 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023.
     
    Hợp đồng hỗn hợp phải quy định rõ phạm vi công việc áp dụng đối với từng loại hợp đồng tương ứng và các nội dung bổ sung, điều chỉnh liên quan khi áp dụng đồng thời nhiều loại hợp đồng đối với một nội dung công việc, dịch vụ. Việc thanh toán đối với hợp đồng hỗn hợp phải phù hợp với quy định thanh toán theo từng loại hợp đồng cho phạm vi công việc thực hiện.
     
    Xem thêm Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.
     
    531 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận