05 yêu cầu an toàn kỹ thuật trong thiết kế buồng lái cho người lái tàu

Chủ đề   RSS   
  • #606765 10/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    05 yêu cầu an toàn kỹ thuật trong thiết kế buồng lái cho người lái tàu

    Buồng lái hay lầu lái của tàu là khu vực thiết yếu điều khiển toàn bộ con tàu. Đây được xem là đầu não của cả con tàu. Do đó, khi thiết kế buồng lái phải đáp ứng được 5 yêu cầu an toàn kỹ thuật sau đây.
     
    05-yeu-cau-an-toan-ky-thuat-trong-thiet-ke-buong-lai-cho-nguoi-lai-tau
     
    1. Môi trường làm việc trong buồng lái phải đáp ứng tiêu chí nào?
     
    Theo Mục 3.2 QCVN 62:2013/BGTVT môi trường làm việc trong lầu lái phải được thiết kế đáp ứng các tiêu chí sau:
     
    - Quy định chung
     
    + Lầu lái phải được thiết kế và lắp đặt đảm bảo môi trường làm việc tốt cho các thuyền viên làm việc trên lầu.
     
    + Trần và tường trong buồng lái phải được thiết kế để đảm bảo không gây trở ngại khi đọc các tín hiệu chỉ báo của thiết bị.
     
    + Buồng vệ sinh phải được bố trí ở lầu lái hoặc kề cận với lầu lái.
     
    - Chấn động
     
    Mức độ chấn động trong lầu lái phải không được gây trở ngại đến các thuyền viên làm việc trên lầu lái.
     
    - Tiếng ồn
     
    Tiếng ồn ở lầu lái phải không được gây ảnh hưởng đến thông tin bằng lời, các tín hiệu âm thanh hoặc gây trở ngại cho các thuyền viên làm việc trên lầu lái.
     
    - Tín hiệu âm thanh bên ngoài
     
    Các tín hiệu âm thanh bên ngoài như tín hiệu sương mù nghe thấy được tại cánh gà lầu lái cũng phải được nghe thấy được ở bên trong buồng lái.
     
    - Hệ thống chiếu sáng
     
    + Hệ thống chiếu sáng trên lầu lái phải được thiết kế sao cho không làm giảm khả năng quan sát ban đêm của sỹ quan điều động.
     
    + Ánh sáng sử dụng trong các khu vực và các bộ phận thiết bị yêu cầu ánh sáng liên tục để điều khiển tàu phải sao cho không làm giảm khả năng quan sát ban đêm, ví dụ như ánh sáng đỏ. Hệ thống chiếu sáng này phải được bố trí sao cho các tàu khác không bị nhầm là đèn hàng hải. Cần lưu ý rằng không được sử dụng ánh sáng đỏ trên các bàn hải đồ để tránh hiện tượng nhầm màu.
     
    - Hệ thống điều hòa không khí
     
    Trong buồng lái phải được trang bị hệ thống điều hoà không khí được điều khiển một cách dễ dàng.
     
    - An toàn cá nhân
     
    (1) Không được có các gờ cạnh sắc nhọn và lồi lõm trên bề mặt các trang thiết bị lắp đặt trong lầu lái để tránh gây nguy hiểm cho con người làm việc trên lầu lái.
     
    (2) Phải lắp đặt các tay vịn hoặc thiết bị tương đương bên trong buồng lái hoặc xung quanh các thiết bị hàng hải đặt trong buồng lái để đảm bảo an toàn trong thời tiết xấu.
     
    (3) Phải có các biện pháp chống trượt ngã thích hợp cho sàn lầu lái trong điều kiện sàn lầu lái khô hoặc ướt.
     
    (4) Cửa ra vào cánh gà lầu lái phải đóng mở dễ dàng. Phải trang bị các phương tiện để cố định cửa khi mở tại mọi vị trí.
     
    (5) Nếu trong buồng lái trang bị ghế ngồi cho sĩ quan điều động thì phải có biện pháp cố định chắc chắn đảm bảo cho sĩ quan điều động thao tác công việc trong mọi điều kiện thời tiết.
     
    2. Quy định chung đối với thiết kế buồng lái tàu
     
    Theo Mục 3.1.2 QCVN 62:2013/BGTVT quy định chung khi thiết kế buồng lái tàu phải đáp ứng:
     
    - Cấu trúc lầu lái, bố trí công xon điều khiển, vị trí hệ thống và môi trường làm việc trong lầu lái phải có khả năng cho phép sỹ quan điều động thực hiện tốt các nhiệm vụ hàng hải và bao quát các công việc khác từ các vị trí làm việc trên lầu lái.
     
    - Các vị trí lái và điều động tàu phải được bố trí sao cho mọi thao tác thuận tiện trong điều kiện làm việc bình thường. Tất cả các trang thiết bị và dụng cụ chỉ báo thích hợp phải dễ thấy, dễ nhìn và dễ tới được từ vị trí làm việc.
     
    - Nhằm mục đích thực hiện các công việc liên quan tới lái và điều động tàu, phạm vi quan sát từ vị trí lái và điều động tàu, và vị trí hô lái phải đảm bảo có khả năng quan sát được tất cả vật thể có thể tác động tới sự an toàn của tàu.
     
    - Sĩ quan điều động, trong chừng mực có thể được, phải có khả năng tiến lại ít nhất một cửa sổ phía trước của lầu lái để quan sát trực tiếp khu vực phía trước thượng tầng từ lầu lái.
     
    - Nếu có thể thực hiện được, lầu lái phải được đặt ở phía trên tất cả các kết cấu khác bố trí ở trên hoặc ở phía trên của boong mạn khô, trừ ống khói.
     
    - Bất kể chiều dài tàu, tầm nhìn từ lầu lái phải phù hợp với Phần 12, QCVN 21:2010/BGTVT.
     
    278 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận