05 Trường hợp di sản bị hạn chế phân chia

Chủ đề   RSS   
  • #500074 19/08/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    05 Trường hợp di sản bị hạn chế phân chia

    Kỹ năng xác định di sản trong “thỏa thuận phân chia di sản” là kỹ năng khá quan trọng. Xét về đối tượng của thỏa thuận phân chia di sản thì đó là khối di sản của người chết để lại. Khối di sản này bao gồm:

    (1)Tài sản riêng của người chết;

    (2) Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng;

    (3) Tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần với người khác.

    (Cơ sở pháp lý: Điều 612 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015)

    Đặc thù của từng loại tài sản (di sản) có ảnh hưởng đến “thỏa thuận phân chia di sản”. Cụ thể có 05 trường hợp di sản bị hạn chế phân chia như sau:

    *Di sản bị hạn chế phân chia do thờ cúng

    Điều 645 BLDS quy định: “1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng…”

    *Di sản bị hạn chế phân chia do thủ tục hành chính

    Liên quan đến diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa… theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh (ví dụ: không nhỏ hơn 36 mét vuông/ thửa tại thành phố Hồ Chí Minh…). Trong trường hợp diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu trên thì các đồng thừa kế khi làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận di sản thừa kế phải đứng tên đồng sở hữu nhà, sử dụng đất hoặc phải tặng cho một trong các người thừa kế đứng tên sở hữu, không được thỏa thuận tách thử cho từng cá nhân được.

    *Di sản bị hạn chế phân chia do tài sản không thuộc diện được sở hữu của người thừa kế

    - Việc để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (Điều 10 Luật nhà ở 2014).

    - Vấn đề tổ chức, cá nhân, nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam):

    (1) Được sở hữu nhà ở tại Việt nam thông qua các hình thức… nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ;

    (2) ”… nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà;

    Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được.. nhận thừa kế và sở hữu;

    Trường hợp.. được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 161 thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

    Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch… nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu;

    Thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận..

    ( Cơ sở pháp lý: Điều 10, Điều 159, Điều 160, Điều 161 Luật Nhà ở 2014)

               

    *Di sản bị hạn chế phân chia do tài sản thừa kế là nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất:

    Trường hợp có người thừa kế “nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất” không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế (Điều 142 Luật Nhà ở 2014).

    *Di sản bị hạn chế phân chia do tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất khi tham gia giao dịch thỏa thuận phân chia di sản phải thỏa mãn các điều liện sau:

    -Căn nhà, quyền sử dụng đất không thuộc diện đang có trang chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn; trong thời hạn sử dụng đất;

    - Căn nhà, quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án; không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền;

    - Căn nhà, quyền sử dụng đất không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyển.

    - Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch (nhận thừa kế nhà ở) thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    - Người sử dụng đất được thực hiện quyền (nhận thừa kế) quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điểu kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền (nhận thừa kế).

    - Di sản bị hạn chế phân chia do di sản theo ý chí của người để lại di sản phân chia hiện vật cho từng người thừa kế hoặc di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định (Điều 659, Điều 661 BLDS 2015).

    - Di sản bị hạn chế phân chia do trường hợp có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra (khoản 1 Điều 660 BLDS 2015).

    - Di sản bị hạn chế phân chia do việc phân chia làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng và gia đình (Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015).

     
    4873 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận