05 trường hợp áp dụng kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?

Chủ đề   RSS   
  • #597706 29/01/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    05 trường hợp áp dụng kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?

    Một số trường hợp, công chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Vậy đó là những trường hợp nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với công chức?

    Theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:

    Đối với cán bộ:

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Cách chức.

    - Bãi nhiệm.

    Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Hạ bậc lương.

    - Buộc thôi việc.

    Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Giáng chức.

    - Cách chức.

    - Buộc thôi việc.

    Trường hợp nào áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?

    Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.

    Theo đó, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    (1) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

    (2) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;

    (3) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    (4) Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;

    (5) Ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13 thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

    Cụ thể, Khoản 3 Điều 9 quy định: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

     
    1818 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (31/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597780   29/01/2023

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    05 trường hợp áp dụng kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. có thể thấy trong 5 trường hợp áp dụng kỷ luật buộc thôi việc không có quy định về việc công chức nghỉ việc không phép liên tục nhiều ngày bị áp dụng biện pháp kỷ luật buộc thôi việc. Tuy nhiên nếu việc không đi làm của công chức ảnh hưởng xấu đến đơn vị, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể xem xét hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với hành vi trên
     
    Báo quản trị |