05 điểm nổi bật hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh

Chủ đề   RSS   
  • #506028 30/10/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    05 điểm nổi bật hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh

    Là nội dung được quy định tại dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về thị trường liên quan và thị phần; thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; kiểm soát tập trung kinh tế; tố tụng cạnh tranh và chính sách khoan hồng.

    Trong đó có 5 điểm nổi bật sau:

    1. Xác định thị trường liên quan

    Một trong những nội dung quan trọng của Luật Cạnh tranh là xác định thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan (Điều 4) và thị trường địa lý liên quan (Điều 7).

    Theo đó, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Khả năng thay thế về đặc tính (08) được xác định theo:- Các đặc điểm của hàng hoá, dịchvụ;- Thành phần chủ yếu;- Tính chất vật lý; - Tính chất hoá học;- Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;…. 

    Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định khả năng thay thế về cung và xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt.

    2. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thoả thuận hạn chế cạnh tranh

     Nêu rõ đây là yếu tố được xem xét nhằm xác định thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 12 Luật Cạnh tranh.

    Các yếu tố này bao gồm: Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận; Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; Mức độ hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ; ....

    Nghị định quy định theo hướng tuỳ từng vụ việc, yếu tố chủ yếu nhất sẽ được xác định khi tiến hành điều tra và có thể điều chỉnh một cách phù hợp căn cứ vào các chứng cứ và số liệu thu thập được.

    3. Xác định sức mạnh thị trường đáng k

    Theo Dự thảo Nghị định (chương IV), đây là yếu tố nhằm xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo quy định tại Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018.

    Được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá của một số yếu tố bao gồm: Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan; Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp; Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;....

    4. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

    Theo Điều 29 Dự thảo Nghị định, đây là cơ sở để Cơ quan cạnh tranh thực hiện kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh. Doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế nếu đáp ứng các trường hợp sau đây:

    - Một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có tổng tài sản trên thị trường Việt Nam từ 1.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính trước năm thực hiện tập trung kinh tế.

    - Giá trị giao dịch tập trung kinh tế từ 500 tỷ đồng trở lên.

    - Một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam từ 1.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính trước năm thực hiện tập trung kinh tế.

    - Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 30% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính trước năm thực hiện tập trung kinh tế.

    5. Xác định tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế

    Theo Điều 32 Dự thảo Nghị định, việc tập trung kinh tế được coi là có tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể khi việc tập trung kinh tế đó dẫn đến nguy cơ tạo ra, củng cố sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp hình thành do việc tập trung kinh tế trên thị trường liên quan hoặc làm gia tăng nguy cơ phối hợp, thông đồng giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.

    Trên đây là những điểm nổi bật của Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

    >>> Xem chi tiết tại file đính kèm:

     

     
    1717 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506178   30/10/2018

    Luật cạnh tranh 2018 cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Như vây, so với quy định tại Luật cạnh tranh 2004 thì phạm vi cấm tập trung kinh tế đã được mở rộng hơn.

     

     
    Báo quản trị |