Không ít trường hợp cho người khác vay tiền mà không đòi được buộc phải khởi kiện ra tòa để nhờ Tòa án phân xử dùm. Có trường hợp thì đòi được cả gốc lẫn lãi nhưng cũng có trường hợp không đòi được gì cả. Cùng mình điểm qua một số nguyên nhân khiến bạn không đòi được tiền
Một là, hết thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo quy định này, cần phải lưu ý đến vấn đề thời gian khởi kiện. Đây là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Chúng ta sẽ không được khởi kiện ra tòa để đòi tiền được nữa.
Hai là, chứng cứ không đủ giá trị chứng minh
Trong những tranh chấp dân sự thì vấn đề quan trọng nhất đó là những chứng cứ và khả năng chứng minh của các đương sự, đó là những vấn đề có tính chất quyết định.
Thông thường, trong các vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản, chứng cứ duy nhất mà bên cho vay xuất trình rất sơ sài, thường chỉ là biên nhận tiền. Điều này đôi khi sẽ gây khó khăn cho việc khởi kiện. Chẳng hạn Tòa án khó xác định rằng bên vay đã vi phạm thời gian trả nợ hay chưa, chỉ khi bên vay vi phạm thời gian trả nợ thì mới đủ căn cứ để Tòa án giải quyết hoặc bị đơn không thừa nhận chữ ký, chữ viết trong giấy biên nhận vay tiền, lúc đó lại tốn thời gian trong việc xác minh thông tin trên biên nhận.
Ba là, xác định lãi suất, thời điểm tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
Đây là một dung vừa được làm rõ trong Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm sẽ có hiệu lực vào ngày 15/03/2019. Việc xác định lãi suất và thời gian chậm trả để đưa ra số tiền yêu cầu bên kia sẽ trả sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và số tiền án phí phải nộp.
Bốn là, vấn đề án phí
Số tiền yêu cầu bên vay trả cũng là một vấn đề cần lưu ý vì nó sẽ liên quan đến số tiền đóng án phí, chúng ta nên đòi số tiền mà có đủ bằng chứng và chứng minh được, với số tiền không có đủ bằng chứng khi đòi không được Tòa án không công nhận thì chúng ta phải đóng án phí trên số tiền đó.
Bên dưới là bảng tính án phí dân sự sơ thẩm được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
1.3
|
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
|
|
a
|
Từ 6.000.000 đồng trở xuống
|
300.000 đồng
|
b
|
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
|
5% giá trị tài sản có tranh chấp
|
c
|
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
|
20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
|
d
|
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
|
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
|
đ
|
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
|
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
|
e
|
Từ trên 4.000.000.000 đồng
|
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
|