04 trường hợp bắt buộc phải khai báo tạm vắng

Chủ đề   RSS   
  • #593735 08/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    04 trường hợp bắt buộc phải khai báo tạm vắng

    Khai báo tạm vắng là một trong những thủ tục hành chính quan trọng đối với người rời khỏi nơi cư trú trong một khoản thời gian nhất định, qua đó nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý rõ được số lượng dân cư cũng như trật tự xã hội.
     
    04-truong-hop-bat-buoc-phai-khai-bao-tam-vang
     
    Khai báo tạm vắng vừa là quyền vừa là trách nhiệm của người dân, vậy trong trường hợp nào thì công dân phải khai báo tạm vắng và thủ tục đăng ký tạm vắng được thực hiện thế nào?
     
    Khi nào phải khai báo tạm vắng?
     
    Hiện hành theo khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
     
    (1) Đi khỏi xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên:
     
    - Bị can, bị cáo đang tại ngoại.
     
    - Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án.
     
    - Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách.
     
    - Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ.
     
    -  Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách.
     
    (2) Đi khỏi xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên:
     
    - Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
     
    - Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành.
     
    - Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
     
    (3) Đi khỏi huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên:
     
    Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    (4) Đi khỏi xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên:
     
    Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
     
    Theo đó, nếu công dân phải rời khỏi địa bàn cư trú trong khoảng thời gian nhất định mà thuộc 04 trường hợp nêu trên thì cần phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo tạm vắng.
     
    Thủ tục đăng ký tạm vắng
     
    Về thủ tục đăng ký tạm vắng sẽ có chút khác biệt vì bởi số ngày tạm vắng đối với mỗi trường hợp là khác nhau vì vậy sẽ thực hiện đăng ký tạm vắng tùy vào số ngày. Căn cứ khoản 2, 3 Điều 31 Luật Cư trú 2020 thì người tạm vắng đăng ký như sau:
     
    *Trường hợp thứ nhất: Tạm vắng theo mục (1) (2).
     
    Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người tạm vắng phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú. 
     
    Khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
     
    Cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân.
     
    Trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
     
    * Trường hợp thứ hai: Tạm vắng theo mục (3)(4).
     
    Người tạm vắng từ 03 tháng trở lên hoặc 12 tháng liên tục có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. 
     
    Trường hợp người tạm vắng 01 năm là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.
     
    Nội dung hồ sơ khai báo tạm vắng
     
    Nội dung khai báo tạm vắng bao gồm:
     
    -  Họ và tên.
     
    - Số định danh cá nhân hoặc số CMND.
     
    -  Số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng.
     
    -  Lý do tạm vắng.
     
    -  Thời gian tạm vắng.
     
    - Địa chỉ nơi đến.
     
    Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu.
     
    Xử lý hành vi không đăng ký tạm vắng
     
    Người vắng mặt liên tục tại nơi thường trú mà không thực hiện khai báo cũng như đăng ký tạm vắng với cơ quan có thẩm quyền sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý dân cư tại địa phương. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
     
    Phạt tiền 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
     
    Ngoài ra, trường hợp người vắng mặt liên tục 12 tháng mà không đăng ký tạm vắng theo mục (4) sẽ bị xóa đăng ký thường trú.
     
    Như vậy, người rời khỏi nơi cư trú, thường trú trong 12 tháng trở lên phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền ghi nhận. Trường hợp vi phạm có thể sẽ bị xóa đăng ký thường trú.
     
    6032 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận