04 loại văn bản liên quan đến quan hệ lao động bạn cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #502355 15/09/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    04 loại văn bản liên quan đến quan hệ lao động bạn cần biết

    04 loại văn bản liên quan đến quan hệ lao động bạn cần biết

     

    ợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và các văn bản quy phạm pháp luật là những loại văn bản có liên quan đến quan hệ pháp luật lao động. Bài viết dưới đây sẽ so sánh một số điểm khác biệt cơ bản giữa 04 loại văn bản trên để mọi người có thể nắm rõ hơn.

    Tiêu chí

    Hợp đồng lao động

    Nội quy lao động

    Thỏa ước lao động tập thể

    Văn bản quy phạm pháp luật

    Khái niệm

    Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về:

    -Việc làm có trả lương,

    -Điều kiện làm việc,

    -Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

     

    Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trật tự tại nơi làm việc; An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

    Là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

     

    Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục liên quan đến lĩnh vực quan hệ lao động.

    Hình thức

    -Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản.

    -Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

    Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

     

     

     

     

    Văn bản

     

     

     

     

     

     

     

     

    Văn bản

     

     

     

     

     

     

     

    Chủ thể lập/ban hành

    Người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau thỏa thuận xác lập

    Người sử dụng lao động xác lập

    Đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động cùng nhau ký kết, xác lập

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

    Cơ chế xác lập/ban hành

    Đàm phán, thỏa thuận 2 bên

    Đơn phương xác lập

    Đàm phán, thỏa thuận 2 bên

    Đơn phương ban hành

    Tính chất

    Hợp đồng

    Quy phạm

    Quy phạm và hợp đồng.

    Tính quy phạm thể hiện ở việc: trình tự, phải tuân theo trình tự nhất định do pháp luật quy định; về nội dung, thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị.

    Quy phạm

    Phạm vi áp dụng

    Phạm vi nhỏ nhất: Chỉ áp dụng cho một quan hệ lao động là các bên của hợp đồng lao động đó.

    Phạm vi rộng thứ ba: Cho toàn bộ các quan hệ lao động phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

    Phạm vi rộng thứ hai: Cho toàn bộ các quan hệ lao động trong một doanh nghiệp hoặc trong nhiều doanh nghiệp thuộc 1 ngành nhất định (thỏa ước lao động ngành).

    Phạm vi rộng nhất:Cho toàn bộ các quan hệ lao động phát sinh trên toàn quốc.

    Đối tượng áp dụng

    Quan hệ lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động

    Quan hệ lao động phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

    Quan hệ lao động trong nội bộ một 1 doanh nghiệp hoặc nội bộ một ngành.

    Toàn bộ những quan hệ lao động phát sinh trong toàn quốc.

    Tiêu chuẩn nội dung quy định

    Không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

    Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

    Không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

    Không trái với Hiến pháp và tuân thủ nguyên tắc văn vản hướng dẫn không được trái với Luật, Bộ luật nguồn.

    Không trái với các quy định trong Điều ước quốc tế liên quan về pháp luật lao động mà Việt Nam là thành viên.

    Mức độ hiệu lực pháp lý

    Thấp nhất

    Cao thứ ba

    Cao thứ hai

    Cao nhất

    Hiệu lực

    Có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

    Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

    Tùy vào quy định cụ thể của từng văn bản quy phạm.

    Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

     
    5331 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận