04 dấu hiêu của SỰ KIỆN BẤT NGỜ trong BLHS

Chủ đề   RSS   
  • #483531 28/01/2018

    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    04 dấu hiêu của SỰ KIỆN BẤT NGỜ trong BLHS

    Sự kiện bất ngờ là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự. Tức là mặc dù có hành vi gây hại cho xã hội và phạm vào các tội mà Bộ Luật Hình sự quy định những không được xem là tội phạm.
    Theo như Điều 20 Bộ Luật Hình sự 2015 thì sự kiện bất ngờ được mô tả như sau:
    "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự."
    Theo như sự mô tả này thì Sự kiện bất ngờ không được mô tả như khái niệm của một sự kiện mà được mô tả như một tình huống, mà đúng hơn là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thông qua loại trừ yếu tố lỗi.
    Vậy, làm thế nào để xác định đâu là sự kiện bất ngờ?
    Vì Điều 20 mô tả Sự kiện bất ngờ theo hướng mô tả tình huống của hành vi nên mình xin đưa ra một số dấu hiệu nhận biết Sự kiện bất ngờ thông qua các dấu hiệu của tội phạm như sau:
    1. Chủ thể thực hiện hành vi phải là chủ thể đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
    Nếu không đáp ứng điều kiện này thì họ "vô tội" không phải vi yếu tố Sự kiện bất ngờ mà vì họ không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
    2. Hành vi phải xâm hại đến lợi ích mà Luật Hình sự bảo vệ, tức là trong giới hạn "nguy hiểm" mà Luật hình sự quy định. Mà thực tế là nó phải gây hại cho xã hội.
    3. Về ý chí (mong muốn) của người thực hiện hành vi: 
    Họ không mong muốn hậu quả của hành vi đó sẽ xảy ra. Điều này trong Điều 20 không mô tả, nhưng đây là một điều kiện để chứng minh rằng mặc dù người thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng được miễn trừ trách nhiệm hình sự. 
    4. Về lý trí (ý thức) của người thực hiện hành vi: 
    Họ không nhận thức rằng khi thực hiện hành vi thì sẽ có hậu quả, hay là không thấy được hậu quả và họ cũng không có nghĩa vụ phải biết điều đó. Nếu họ có nghĩa vụ phải biết điều đó và có điều kiện để biết điều đó thì họ có thể bị truy cứu vì lỗi vô ý do cẩu thả đối với một tội phạm nào đó tương ứng.
    Trên đây là 04 dấu hiệu để nhận biết Sự kiện bất ngờ.
    Ví dụ một tình huống cụ thể:
    Đường ở nông thôn thì có rất nhiều rơm mà người dân phơi giữa đường. Mọi người lái xe đi trên đường đều cán qua những đống rơm nay vì rơm phơi phủ kín đường.
    Tuy nhiên, hôm nay lại có 01 cậu bé nằm núp dưới một trong những đống rơm đó và ngủ quên. Ông A lá xe qua và cán chết cậu bé đó.
    Nếu xét qua 04 dấu hiệu nêu trên thì Ông A vô tội theo Điều 20 BLHS 2015.
     
     
     
    28807 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận