03 điều cần lưu ý về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng bất động sản

Chủ đề   RSS   
  • #493374 01/06/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    03 điều cần lưu ý về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng bất động sản

    Những quy định để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất không phải ai cũng biết, dưới đây là nội dung mình tổng hợp gửi đến mọi người tham khảo. 

    * Thứ nhất xem xét tính hình thức của HĐCNQSDĐ:

    + Công chứng, chứng thực: khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, các loại hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực, gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, thế chấp, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

    Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã.

    + Lập thành văn bản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

    >>> Những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản

    * Thứ 2: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

    + Khi tham gia giao dịch, các chủ thể có được quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất hay không; nội dung giao kết của hợp đồng phải đảm bảo Điều 117 BLDS 2015 (Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi; giao dịch dân sự có hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.)

    Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.

    * Thứ 3: Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

    Đây là nội dung quan trọng sau khi tính hình thức được đáp ứng. Theo đó các quyền lợi cơ bản được đưa ra giữa các bên. Trường hợp một trong các bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thì một trong hai có quyền khởi kiện, căn cứ theo tính hiệu lực của hợp đồng để tùy từng trường hợp thực hiện mà yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

    >>> Bài viết mang tính tham khảo, có nội dung gì bổ sung, sửa đổi mọi người góp ý mình nhé!!!

     

     
    3739 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận