Sử dụng tài sản là nhà để thế chấp tại Ngân hàng là phương thức được người đi vay sử dụng phổ biến hiện nay. Nhưng đến một thời điểm bạn muốn bán căn nhà đó đi thì có được không? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc trên:
1. Căn cứ Khoản 3 Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp thì trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản thì bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.
Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền của bên thế chấp:
“…Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật…”
Điều đó có nghĩa là người thế chấp sẽ tiến hành Thỏa thuận với Ngân hàng nếu được Ngân hàng đồng ý
2. Tiến hành việc bán nhà đang thế chấp
Lúc này sẽ có quá trình làm việc giữa 3 bên là người thế chấp, Ngân hàng và người muốn mua căn nhà
>>> Nội dung thỏa thuận liên quan đến việc thanh toán tiền mua cũng như việc trả nợ giữa bên vay với Ngân hàng
Lúc này Ngân hàng sẽ xem xét các khoản tiền mà bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi và gốc và tiến hành các thủ tục giải chấp tài sản và trả lại giấy tờ nhà cho bên thế chấp
3. Tiếp sau đó, người thế chấp và người mua nhà sẽ thực hiện các bước còn lại trong việc chuyển nhượng
>>> Các bước thực hiện thủ tục chuyển nhượng click tại đây