Yêu cầu rà soát các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở phổ thông

Chủ đề   RSS   
  • #605796 02/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2143)
    Số điểm: 74986
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Yêu cầu rà soát các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở phổ thông

    Ngày 28/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GDĐT về việc rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.

    Công văn nêu rõ: Thực hiện các quy định của Bộ GDĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và chủ trương xã hội hóa giáo dục, các địa phương đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như: giáo dục kĩ năng sống; liên kết dạy ngoại ngữ, dạy tin học tăng cường; tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường… theo nhu cầu người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Kết quả đã góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách toàn diện cho người học.

    Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa còn có hạn chế dẫn đến băn khoăn, lo lắng và tạo ra dư luận không tốt về loại hình hoạt động giáo dục này. Để tăng cường hiệu quả quản lý, đảm bảo quyền lợi của giáo viên, học sinh và học viên khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học.

    Ngoài ra, Bộ GD&ĐT yếu cầu báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương với các nội dung: công tác chỉ đạo của Sở GDĐT; công tác triển khai tại các cơ sở giáo dục; đánh giá thuận lợi, khó khăn; đề xuất, kiến nghị và tổng hợp số liệu Báo cáo của các đơn vị gửi về Bộ GDĐT qua Vụ Giáo dục Trung học trước ngày 15/10/2023.

    Bộ GDĐT lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở GDĐT báo cáo về Bộ GDĐT để kịp thời giải quyết.

    Trước đó, những năm gần đây, mặc dù tình trạng lạm thu nhìn chung đã được các cơ quan chức năng liên tục theo sát, chấn chỉnh, thế nhưng tình trạng này mỗi năm vẫn là vấn đề xôn xao giữa nhà trường, giáo viên và các bậc phụ huynh.

    Theo đó, hiện nay, nhiều địa phương đã yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức và chấn chỉnh các khoản thu chi đầu năm học.

    Cụ thể, theo Chính phủ thông tin, vừa qua Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã ban hành công văn về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm. Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức.

    Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh học buổi chiều 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống).

    Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo trách nhiệm quản lý; thường xuyên theo dõi, nắm bắt và quản lý cán bộ, giáo viên đơn vị mình tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định về dạy thêm học thêm và các quy định của pháp luật có liên quan. Quản lý, tổ chức có chất lượng dạy và học chính khóa. Trực tiếp tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm đối với cán bộ, giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý.

    Xem chi tiết tại: Đến hẹn lại lên, chấn chỉnh dạy thêm, “nạn lạm thu” đầu năm học

    Tham khảo: Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu

    Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về các khoản mà Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, như sau:

    (1) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

    (2) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

    - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;

    - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;

    - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;

    - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;

    - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;

    - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

    - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

    Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định cụ thể các trường hợp Ban đại diện được phép hoặc không được phép thu. Theo đó, những tổ chức, các nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

    Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.

    Vì môi trường giáo dục trong sạch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trẻ, cần chấm dứt tình trạng lạm thu này. Phụ huynh và nhà

    Xem chi tiết tại Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2023.

    Xem và tải Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/02/5333-bgddt-gdtrhsigned-1.pdf

    Xem bài viết liên quan: Nạn “lạm thu” đầu năm học dưới danh nghĩa hội phụ huynh

     
     
    1169 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (10/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận