Xúc tiến du lịch là một trong những nội dung quan trọng được Nhà nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh nhằm phát triển văn hóa, xã hội, đất nước, con người của nước ta đến với thế giới.
Xúc tiến du lịch sẽ bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Du lịch 2017 có quy định về các nội dung xúc tiến du lịch như sau:
- Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tăng cường thu hút khách du lịch.
- Xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của khách du lịch.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, góp phần bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.
- Vận động, tìm kiếm cơ hội, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Như vậy, để đẩy mạnh phát triển du lịch của nước ta thì Nhà nước đã ban hành quy định về các nội dung xúc tiến du lịch nêu trên
Những hoạt động xúc tiến du lịch được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Du lịch 2017 về những hoạt động xúc tiến du lịch như sau:
-. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên tỉnh.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo lĩnh vực và địa bàn quản lý phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, thành lập văn phòng xúc tiến du lịch tại nước ngoài. Chi phí hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
Như vậy, những hoạt động xúc tiến du lịch sẽ được những cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo định hướng nêu trên
Trong các hoạt động xúc tiến du lịch thì việc cơ quan du lịch nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì sẽ phải có hồ sơ và trình tự thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 69 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện phải được hợp pháp hóa lãnh sự, bao gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
+ Quyết định thành lập cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;
+ Quyết định thành lập văn phòng đại diện của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;
+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định như sau:
+ Người đứng đầu văn phòng đại diện nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu văn phòng đại diện.
Như vậy, trong các hoạt động xúc tiến du lịch thì việc cơ quan du lịch nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì sẽ phải có hồ sơ và trình tự nêu trên.
Từ những căn cứ nêu trên, hoạt động xúc tiến du lịch là một trong những hoạt động quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch của nước ta để quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người của nước ta đến với bạn bè quốc tế. Do đó, để thực hiện tốt hoạt động này thì cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật đã đề ra