Xuất hiện di chúc sau khi chia di sản thừa kế theo pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #515365 15/03/2019

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Xuất hiện di chúc sau khi chia di sản thừa kế theo pháp luật

    Tôi cùng với anh trai được thừa kế một căn nhà do cha để lại. Việc thừa kế đã được khai nhận và đăng ký, Tôi và anh trai được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Tôi mua lại phần quyền của anh trai để có quyền sở hữu đối với toàn bộ căn nhà. Sau đó, tôi đã tặng toàn bộ căn nhà cho con trai của mình rồi.
     
    Hiện nay, có một người xuất hiện tự xưng là thừa kế theo di chúc của cha tôi. Theo di chúc, người này được hưởng toàn bộ căn nhà. Người này đã kiện ra toà án yêu cầu buộc con trai tôi giao trả căn nhà cho mình. 
     
    Cho tôi hỏi,  nếu di chúc có giá trị thì liệu con trai tôi có phải trả lại căn nhà ko?
     
    Quan điểm của tôi thì thấy theo quy định tại Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 có nêu:
     

    Điều 623. Thời hiệu thừa kế

    1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Theo đó, nếu còn trong thời hiệu 10 năm nêu trên thì vẫn có thể thực hiện chia di sản theo di chúc được (trường hợp di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015) kéo theo trước mắt thì người kia sẽ có quyền với căn nhà. Tuy nhiên, tại Điều 133 Bộ Luật dân sự 2015 có nêu:

    Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

    ...

    2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

    ...

    3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

    Theo đó, do con trai tôi đã đăng ký quyền sử dụng đất và nhà hợp pháp nên sẽ có căn cứ không phải trả lại căn nhà, chỉ có tôi và anh trai nếu trong quá trình tranh chấp mới có khả năng phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại đối với nhà đất mà đáng ra người đó được hưởng.

    Vậy quan điểm của mọi người thì như thế nào?

     
    2089 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận