Xử phạt nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm

Chủ đề   RSS   
  • #613907 10/07/2024

    mytien1012

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/06/2024
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử phạt nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm

    Nhân viên y tế phải hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm? Xử phạt nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm ra sao?

    Nhân viên y tế phải hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm

    Căn cứ theo quy định tại điểm c Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:

    - Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;

    - Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;

    - Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

    Và theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 34/2018/TT-BYT thì quy định về hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng như sau:

    - Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường;

    - Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.

    Như vậy, nhân viên y tế phải hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm theo quy trình mà pháp luật đã quy định.

    huong-dan-nguoi-duoc-tiem-chung-theo-doi-phan-ung-sau-tiem-phong

    Xử phạt nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm

    Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế như sau:

    - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    + Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng;

    + Không tư vấn cho người được tiêm chủng, cha, mẹ hoặc gia đình, người giám hộ của trẻ được tiêm chủng trước khi tiêm chủng; không tư vấn về lợi ích và rủi ro có thể gặp khi tiêm chủng;

    + Không hướng dẫn người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng;

    + Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về hoạt động tiêm chủng theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trường hợp nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm chủng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

    Thời hiệu xử phạt đối với nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm là bao lâu?

    Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm theo dõi phản ứng sau tiêm chủng là 01 năm.

    Tóm lại, trường hợp nhân viên y tế không hướng dẫn người được tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm chủng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

     
    145 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận