Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố

Chủ đề   RSS   
  • #589895 23/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố

    Vấn nạn sử dụng “sim rác” để chào mời vay tiền, bán bảo hiểm,… không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, hành vi này ngày càng trở nên quá đáng hơn và vượt ra khỏi mức chịu đựng, khi có những người dân phản ánh rằng đã nhận được hơn 1.000 cuộc gọi rác trong 1 tháng.

    Thậm chí, có những người còn bị khủng bố qua “sim rác”. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân. Vậy pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi này? Mức xử phạt hành vi dùng “sim rác” khủng bố là bao nhiêu?

    Sim rác là gì?

    Sim rác là loại sim đã được các đại lý đăng ký thông tin để kích hoạt sim trước đó. Loại sim này được mua dễ dàng và không cần phải làm bất kỳ thủ tục đăng ký thông tin nào. Đặc biệt giá sim này rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với việc mua sim cá nhân rồi lại mất nhiều thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký.

    Cũng bởi vừa rẻ vừa không cần phải đăng ký bất kỳ thông tin nào nên loại sim này bị lợi dụng nhằm phục vụ cho những mục đích xấu.

    Hiện trạng dùng “sim rác” để khủng bố

    Sử dụng “sim rác” để khủng bố là hành vi gọi điện, nhắn tin kèm theo những lời  đe dọa, lăng mạ thường là dưới danh nghĩa bán bảo hiểm, cho vay tiền hay đòi nợ. Mặc cho người nghe điện thoại có muốn nghe hay không hoặc đã từ chối nhiều lần nhưng vẫn bị làm phiền.

    Điều đáng nói, có những cuộc gọi vào lúc 12 giờ trưa hay vào lúc giữa đêm khuya, rạng sáng 2 giờ 3 giờ khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.

    Không chỉ là hành vi chào mời mua hàng, hay vay tiền từ các cá nhân tự xưng là nhân viên của công ty tài chính mà thậm chí là đe dọa, khủng bố bởi những người đòi nợ mướn mặc dù người dân đã nói rằng họ không hề vay tiền trước đó.

    Mặc cho những giải thích hay yêu cầu ngừng làm phiền của người dân, các cá nhân, tổ chức này vẫn tiếp tục các cuộc gọi, tin nhắn khủng bố, lăng mạ, làm phiền.

    su-dung-sim-rac-khung-bo

    Chế tài nào dành cho hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố

    Xử phạt hành chính:

    Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định:

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

    “……..

    g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..”

    Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác.

    Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định :

    Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

    - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

    Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     
    1002 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589897   23/08/2022

    Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố

    Cảm ơn bài viết của bạn. Có một thực tế là khi bị khủng bố điện thoại, nạn nhân không thể tự mình tìm ra thủ phạm. Mọi hy vọng đều được dồn vào nhà mạng và cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị quấy nhiễu và khủng bố điện thoại "khiếu nại" đến các nhà mạng đều nhận được những câu trả lời chung chung, không thỏa đáng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (23/08/2022)
  • #589914   23/08/2022

    Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Hành vi sử dụng "sim rác" để nhắn tin đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc nhiều trong dư luận. Do đó, cần thiết phải nghiêm trị các hành vi này theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #589915   23/08/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích này.

    Mình cũng từng bị làm phiền qua các cuộc gọi điện thoại nhưng lại chẳng thể làm gì được. Hơn hết, các trường hợp như vậy lại rất hiếm khi bị xử lý trên thực tế mặc dù việc này ảnh hưởng xấu đến đời sống của người bị tấn công qua điện thoại.

     
    Báo quản trị |