Xử phạt đối tượng bị đòi nợ chuyển cuộc gọi đến Bộ Công an

Chủ đề   RSS   
  • #600017 09/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Xử phạt đối tượng bị đòi nợ chuyển cuộc gọi đến Bộ Công an

    Theo thông tin ban đầu từ cơ quan điều tra vào khoảng tháng 12/2022 Nguyễn Đức Y và Hoàng Tuấn H có vay tiền gấp qua một số App cho vay trên thiết bị điện thoại mà không có ý định trả. 
     
    Do vẫn chưa có tiền trả vì tiền lãi tăng cao, các công ty cho vay tiền online đã bị các đối tượng sử dụng số điện thoại lạ (sim rác) nhắn tin, gọi điện đòi nợ. Thậm chí, còn bị các đối tượng đòi nợ ghép ảnh vào các thông báo đòi nợ gửi cho bạn bè, người thân của mình.
     
    xu-phat-doi-tuong-bi-doi-no-chuyen-cuoc-goi-den-bo-cong-an
     
    Để tránh bị làm phiền vì các cuộc gọi “khủng bố” với tần suất cao, các đối tượng này đã chuyển số có mình sang số điện thoại tiếp nhận thông tin phản ánh đường dây nóng của Bộ Công an. Vậy hành vi trên đã vi phạm tội gì và mức xử lý sẽ ra sao?
     
    1. Tại sao không được chuyển số điện thoại đòi nợ đến Bộ Công an?
     
    Có thể người dân chưa biết rõ mục đích chính của việc sử dụng đường dây nóng đến Bộ Công an nhằm mục đích gì nên nhiều người vẫn nhầm lẫn việc tố giác tội phạm, đòi nợ, cho vay tiền đến cơ quan trung ương sẽ được giải quyết thay mình.
     
    Theo đó, số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an nhằm phục vụ việc tiếp nhận, xử lý tin phản ánh những hành vi tiêu cực, tham nhũng của lực lượng Công an. 
     
    Tuy nhiên, gần đây đường dây nóng của Bộ Công an tiếp nhận rất nhiều cuộc gọi từ các công ty tài chính và các ứng dụng cho vay tiền online qua App, nội dung đòi nợ. 
     
    Các đối tượng vay tiền từ các App và Công ty tài chính khi đến thời hạn trả nợ đã chuyển chức năng chuyển cuộc gọi về số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an.
     
    Do đó, đã làm ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận và xử lý các tin báo của quần chúng nhân dân.
     
    2. Sử dụng đường dây nóng không đúng mục đích bị tội gì?
     
    Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
     
    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
     
    Lưu ý: Đối với cá nhân có hành vi vi phạm tương tự mức phạt tiền bằng ½ so với tổ chức.
     
    Để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, thông suốt của đường dây nóng Bộ Công an, Bộ Công an khuyến cáo, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tuyệt đối không được gọi điện quấy rối, trêu đùa, nháy máy, chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an nói chung và các đường dây nóng khác nói riêng. 
     
    3. Công ty tài chính bị giải thể thì khoản vay có được xóa?
     
    Thông thường các Công ty tài chính cho vay vẫn thực hiện thông qua hợp đồng với các thông tin mà người vay cung cấp, nếu chỉ đơn giản là cho vay tính lãi suất theo quy định pháp luật thì được xem là hợp pháp và người vay phải thực hiện việc trả nợ theo hợp đồng dù Công ty có vi phạm pháp luật và giải thể hay không.
     
    Trường hợp mà Công ty tài chính cố tình lợi dụng hoàn cảnh bất khả kháng của khách hàng để trục lợi, tính toán các khoản lãi nghĩa vụ phải trả vượt quá quy định của pháp luật, và đặc biệt là cách thu hồi nợ được tiến hành bằng mọi thủ đoạn. 
     
    Thì cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) sẽ phân định việc lãi suất vượt quá quy định là sai quy định pháp luật và các bên chỉ thực hiện hợp đồng đã giao kết theo đúng quy định pháp luật kể cả phần lãi suất không vượt quá luật định.
     
    Tóm lại người vay vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán cho công ty tài chính hoặc cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ đã giao kết.
     
    Trong trường hợp người vay không trả do không có khả năng thanh toán, thì công ty tài chính đó hoặc cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của Công ty này phải khởi kiện dân sự, yêu cầu thi hành án để thu hồi số tiền.
     
    Như vậy, để tránh việc xử phạt hành chính cũng như không thể xóa bỏ khoản nợ thì người dân không nên vay tiền qua các Công ty tài chính như FE hay các App vay tiền trên mạng và đặc biệt không nên chuyển số của mình đến Bộ Công an.
     
    143 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600660   28/03/2023

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Xử phạt đối tượng bị đòi nợ chuyển cuộc gọi đến Bộ Công an

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, hiện nay có nhiều đối tượng để tránh bị làm phiền khi bị đòi nợ đã chuyển cuộc gọi đến đượng dây nóng của Bộ công an, đây là hành vi vi phạm pháp luật mọi nười cần lưu ý.

     
    Báo quản trị |