Trường hợp Người lao động vào làm việc từ năm 2008, và ngay từ khi vào họ cũng báo với bộ phận là họ đã có con.Từ năm đó tới nay khi lấy thông tin con người lao động để nhận quà từ Công đoàn Công ty...họ đều khai báo họ tên con để nhận quà.Tuy nhiên gần đây bên công ty mới phát hiện là họ chưa hề có con, em bé đó cũng ko phải con nuôi của họ.
Khi đó, hình thức xử lý kỷ luật khi người lao động cung cấp sai thông tin nhân thân được quy định cụ thể như sau:
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định các hình thức kỷ luật:
"Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải."
Trong đó:
- Chỉ có hình thức "sa thải" là bắt buộc phải tuân thủ theo Điều 126 gồm các hành vi:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
- Hai hình thức còn lại do doanh nghiệp tự quy định trong Nội quy lao động của công ty.
Đối với trường hợp như trên thì theo mình đánh giá không thuộc các trường hợp tại Điều 126, do đó doanh nghiệp có thể dựa vào Nội quy để áp dụng hình thức xử lý còn lại cho trường hợp này.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có quyền yêu cầu người lao động này hoàn trả tiền tương ứng với giá trị phần quà mà họ đã nhận qua các năm..