Xử lý thế nào vụ giết chim quý?

Chủ đề   RSS   
  • #509231 01/12/2018

    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Xử lý thế nào vụ giết chim quý?

    Gần đây, dư luận đang xôn xao vụ việc ông Bạch Ngọc Tuấn đăng ảnh lên facebook chụp chung với hình ảnh của hai chú chim đã được vặt lông chỉ còn chừa lông đuôi. Hai luồng ý kiến đã được đưa ra: Một bên cho rằng đó là chim Hồng Hoàng (loài quý hiếm được ưu tiên bảo vệ) còn một bên cho rằng đây là chim Cao Cát (thuộc loài nguy cấp có tên trong phụ lục II của Công ước Cites).

    Mới đây, ngày 30/11, Chi cục kiểm lâm tỉnh Tây Ninh đã có câu trả lời cuối cùng cho cuộc tranh luận này. Theo ông Mang Văn Thới - Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh cho biết "đã có kết quả xác minh con chim gây xôn xao trên mạng xã hội những ngày qua. Theo đó, con chim đã vặt lông mà người đàn ông ở huyện Củ Chi cầm trên tay chụp ảnh là cao cát chứ không phải hồng hoàng". 

    Theo kết quả điều tra từ những lời khai của ông Tuấn, ông Kiệt và chị Thu cùng những chứng cứ thu thập được tại nhà chị Thu bao gồm 02 chiếc mỏ và 11 chiếc lông đuôi thì có thể khẳng định đây là chim Cao Cát không phải chim Hồng Hoàng.

    Tranh cãi “hồng hoàng hay cao cát?”: Đã có kết quả xác minh chính thức - 2

    Chim cao cát thuộc loài nguy cấp có tên trong phụ lục II của Công ước Cites. Các hành vi săn bắn, bẫy bắt, nuôi nhốt, giết trái với quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 21 Nghị định 157/2013/NĐ-CP; các hành vi mua, bán bị xử lý theo điều 23 của Nghị định này.

    Tuy nhiên, Ông Bạch Ngọc Tuấn chỉ chụp hình, không liên quan đến việc mua bán, giết thịt 02 con chim cao cát này nên sẽ không bị xử phạt.

    Còn chị Trần Thị Tuyết Thu đã có hành vi mua 02 con chim không có nguồn gốc hợp pháp, vi phạm Khoản 01, Điều 23, Nghị định 157/2013/NĐ-CP, mức phạt từ 01 đến 05 triệu đồng. Song do trình độ lạc hậu, thiếu hiểu biết, không có mục đích mua, bán kinh doanh, vi phạm lần đầu, nên cơ quan chức năng đang xem xét xử lý phù hợp, có tình, có lý.

    Trong trường hợp xác định được đây là chim Hồng Hoàng không phải chim Cao Cát thì vụ án sẽ bị khởi tố theo quy định tại Điều 234 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017.

     

    Nguồn: 24h

    Cập nhật bởi Tranxuandung991994 ngày 01/12/2018 12:29:08 SA
     
    2672 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529005   25/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Chiều 5/3, kênh YouTube có tên A.T T.M do 2 anh em Tam Mao TV quản lý đã đăng tải một clip với nội dung: “Thần điêu xào xả ớt”. Theo clip cho thấy, 2 anh em Tam Mao được một người hâm mộ tặng một con chim, giống với loài diều hâu. Sau khi cho ăn một con chuột chết nhặt ngoài đồng, con chim này cũng chết. Trước hết, xét về mặt đạo đức, nếu đây là cá thể chim quý thì việc giết hại rồi chụp ảnh khoe mạng khiến cho dư luận cảm giác phản cảm và phi đạo đức.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #529039   26/09/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Bộ Luật Hình sự quy định, các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã có thể bị phạt tù lên đến 15 năm hoặc 5 tỉ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỉ đồng đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.

     

     
    Báo quản trị |