Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

Chủ đề   RSS   
  • #577150 19/11/2021

    minhnghia4399

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/11/2021
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 13 lần


    Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

    Trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp, đôi khi người lao động có thể được điều chuyển đi làm công việc khác với công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy có phải người lao động luôn luôn phải tuân theo sự thay đổi ấy hay không?

    Cách xử lý khi bị chuyển đi làm công việc khác với hợp đồng

    Cách xử lý khi bị chuyển đi làm công việc khác với hợp đồng - Minh họa

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29  Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tạm thời chuyển người lao động (NLĐ) đi làm công việc khác so với hợp đồng trong những trường hợp sau:

    Một là, do khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước.

    Hai là, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh cụ thể được ghi nhận tại nội quy lao động của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 Bộ luật này, nếu doanh nghiệp có từ 10 người trở lên thì nội quy lao động phải được đăng ký tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Nội quy có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi Sở nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Nếu doanh nghiệp sử dụng ít hơn 10 lao động thì nội quy không phải đăng ký và có hiệu lực theo quyết định của NSDLĐ.

    Khoản 4 Điều 118 Bộ luật này nêu rõ, nội quy phải được thông báo cho NLĐ được biết. Ngoài ra, những nội dung chính phải được niêm yết (treo, dán) ở những nơi cần thiết tại công sở, trong đó có những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà phải điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng.

    Theo quy định, trước khi điều động nhân sự đi làm việc khác với hợp đồng, NSDLĐ phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho NLĐ. Thông báo phải quy định thời hạn làm việc cụ thể, đồng thời công việc phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ.

    Trong thời gian làm công việc khác, NLĐ được trả lương theo công việc đó. Nếu thấp hơn tiền lương trước đây thì ít nhất phải bằng 85% số cũ, nhưng không được ít hơn mức lương tối thiểu.

    Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng hằng tháng như sau:

    - Vùng I là 4.420.000 đồng;

    - Vùng II là 3.920.000 đồng;

    - Vùng III là 3.430.000 đồng;

    - Vùng IV là 3.070.000 đồng.

    Thời hạn điều chuyển không được vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong vòng 01 năm. Nếu nhiều hơn thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản thì mới được thi hành. Nếu NLĐ không đồng ý thì được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật này.

    Trường hợp NSDLĐ cố ý ép buộc NLĐ làm việc khác với hợp đồng mà không thuộc những trường hợp đã nêu thì NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật này.

    Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, NSDLĐ có hành vi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo trước 03 ngày làm việc; không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời; hoặc, bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ thì bị phạt tiền đến 6.000.000 đồng.

    Nghiêm trọng hơn, theo điểm c khoản 2 Điều này, trường hợp tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác với hợp đồng nhưng không đúng lý do hoặc chưa nhận được sự đồng ý của họ (thời hạn chuyển đi vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn một năm) thì bị phạt tiền đến 14.000.000 đồng. 

     
    681 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhnghia4399 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577568   30/11/2021

    Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

    Trong hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và ghi cụ thể công việc của người lao động vào hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm công việc khác so với hợp đồng như thông tin của bạn. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định này để tự ý điều chuyển người lao động làm những công việc khác so với hợp đồng lao động, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #578678   29/12/2021

    Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích từ bài viết của bạn. Mĩnh nghĩ việc xử lý khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận sẽ có nhiều người quan tâm. Chúc bạn nhiều sức khỏe, nhiều thành công mới hơn nữa. Hy vọng có thể đọc được nhiều bài viết chia sẻ từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #580374   11/02/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Theo bài viết của bạn, NSDLĐ được phép điều chuyển NLĐ nhưng công việc phải đúng với hợp đồng lao động đã ký kết. Trường hợp NSDLĐ chuyển NLĐ làm các công việc không đúng với hợp đồng lao động thì có quyền khiếu nại lên Công ty. Bên cạnh đó, luật cũng quy định trách nhiệm đối với nhà nước của NSDLĐ khi vi phạm qua hình thức xử phạt. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình cần quy định thêm trách nhiệm đối của NSDLĐ đối với NLĐ như trách nhiệm bồi thường với mức lương cụ thể bao nhiêu, bởi vì giải quyết thông qua khiếu nại nội bộ cũng không chắc đảm bảo được quyền lợi NLĐ.

     
    Báo quản trị |  
  • #581896   28/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

    Cảm ơn thông tin bài viết chia sẻ của bạn. Thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, đảm bảo được quyền lợi của người lao động, ngoài ra mình xin bổ sung thêm thông tin Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ ngày 17/01/2022 và được thay thế bởi Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Mọi người có thể tìm hiểu thêm .

     
    Báo quản trị |  
  • #581925   29/03/2022

    Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

    Ở Việt Nam, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyền điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động song phải tuân thủ các quy định về căn cứ điều chuyển, thời gian điều chuyển, quyền lợi của người lao động trong thời gian điều chuyển. Các căn cứ cho phép người sử dụng lao động được quyền điều chuyển người lao động thường là khi doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện nước hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thời hạn điều chuyển thường chỉ trong một thời gian nhất định và được tính theo năm. Theo Điều 29 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động được quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm, trường hợp quá 60 ngày thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Khi tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, NSDLĐ phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. Khi chuyển sang làm công việc mới, người lao động được hưởng lương theo công việc mới. Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu

     
    Báo quản trị |  
  • #582481   31/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

    Thông tin bài viết chia sẻ của bạn rất hữu ích. Thực tế có một số người sử dụng lao động sẽ sắp xếp công việc khác với thỏa thuận trong hợp đồng lao động, gây khó khăn cho nhiều người lao động. Khi có hành phi vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP

     
    Báo quản trị |