Xử lý phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Chủ đề   RSS   
  • #595945 27/12/2022

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Xử lý phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

    Trường hợp vi phạm hành chính bên mình có tịch thu 01 tàu hút cát, do chủ tịch UBND tỉnh xử phạt và tịch thu. Vậy phần xử lý tài sản tịch thu chị phải xử lý như thế nào? Trong trường hợp thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản thì ai là người ra Quyết định? Ai là chủ tịch Hội đồng này?

     
    328 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595949   27/12/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Xử lý phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

    Nếu đơn vị là cơ quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định tịch thu thì cơ quan anh là đơn vị chủ trì quản lý tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP. Việc lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 57/2018/TT-BTC, chị tham khảo qua quy định này để rõ hơn:

    "Điều 4. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
    ...
    3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt phương án xử lý theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

    a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

    Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch (đối với tài sản do cấp huyện quyết định tịch thu) để báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp)."

    Hình thức xử lý như thế nào là tùy thuộc phương án xử lý được phê duyệt chứ không có hình thức xử lý cụ thể cho từng loại tài sản tịch thu ạ. 

    Quy định về Hội đồng định giá tài sản tại Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP cũng quy định:

    "Điều 18. Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
    ...
    b) Giá trị tài sản (nếu có).

    Riêng đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thì đơn vị lập phương án xử lý tài sản phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản ghi vào phương án. Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng của đơn vị lập phương án và đại diện: Cơ quan tài chính (nơi có tài sản), cơ quan tiếp nhận (nếu có), cơ quan chuyên môn có liên quan."

    Cho nên Chủ tịch Hội đồng ở đây ở đây là thủ trưởng của đơn vị lập phương án xử lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/12/2022)