Xử lý người nhận tội thay!

Chủ đề   RSS   
  • #377665 05/04/2015

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Xử lý người nhận tội thay!

    Trong thời gian gần đây, tình hình "nhận tội thay" đang diễn biến phức tạp. Ngoài những nguyên nhân (và trong bài viết này loại trừ) như ép cung, nhục hình, mớm cung... thì yếu tố chủ quan của người nhận tội thay là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến oan sai, lọt tội; hành vi nhận tội thay vì thế gây ra những hệ lụy khôn lường cho xã hội và hoạt động tố tụng nói riêng. Nhưng xử lý người nhận tội thay như thế nào để đủ sức răn đe, giáo dục hiện còn bỏ ngỏ. 

    Trong vụ án tài xế xe tải gây tai nạn, trên đoạn đường vắng người qua lại, sau đó "phụ xe" cũng có bằng lái, cùng đi trên chuyến xe đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải; lái xe cũng khai không khác gì phụ xe, tất cả đều khai phụ xe là người xin điều khiển để lái chính có thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị cho đoạn đường dài tiếp theo. Tất tần tật lời khai phù hợp với các chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được. Tại phiên tòa sơ thẩm cũng không thay đổi, bị cáo còn tỏ thái độ tự tin, khai báo rành mạch...Nhưng sau bản án được tuyên, bị cáo xây sẩm mặt mày. Sau đó là một cái đơn kháng cáo "trình bày toàn bộ sự thật", bản án sơ thẩm sau đó phải hủy để điều tra lại. 

    Vụ tiếp theo là cố ý gây thương tích, do mâu thuẫn nên A rủ B đến nhà C đánh dằn mặt, khi đi B chuẩn bị con dao thái lan nhưng A không biết; đến nhà C trời tối, chỉ mình C ở nhà và cả hai lao vào đấm đá C túi bụi, trong lúc C đang ôm đầu cúi mặt xuống đất chịu trận thì B lôi con dao ra đâm C một nhát vào vai rồi cả A, B bỏ chạy, cũng may vết thương khá nhẹ nên C đi trình báo công an. Bản thân C không biết ai đâm. Về nhà A trách B sao đâm C, B bảo muốn dằn mặt C thôi. Sau đó A, B bàn với nhau, vì cha mẹ A cũng khá giả, vết thương của C cũng nhẹ nên cả hai nghĩ rằng chắc được hưởng án treo. A nhận tội thay hoàn toàn cho B. Lời khai phù hợp với tất cả chứng cứ, con dao A giao nộp cũng là dấu vân tay của A. Nhưng bản án sơ thẩm không như ý của A nên A kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm, cả A và B để khai lại là B mới là người chuẩn bị, đâm C chứ A hoàn toàn bất ngờ. 

    Hai vụ án nhỏ, nhưng quá phức tạp chỉ vì bản thân bị cáo, bản thân những người trong cuộc tự làm khó chính mình. Hành vi của họ cũng làm rối loạn hoạt động tố tụng và đánh lừa cơ quan tiến hành tố tụng; nghiêm trọng hơn, việc người dân chấp nhận oan sai để nhận tội thay cho chính những người phạm tội là chuyện không thể chấp nhận được. Do đó, thiết nghĩ nên đề xuất xử lý thật nặng những người nhận tội thay cho người khác, kể cả buộc thêm tội "không tố giác tội phạm" nếu có căn cứ.

    0917 313 339

     
    4956 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    admin (06/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #377757   06/04/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Theo tôi BLHS đã có quy định về tội khai báo gian dối (điều 307) nhưng rất tiếc đối tượng phạm tội này lại không quy định "người tự nhận tội thay cho người khác"(về bản chất việc nhận tội thay cũng là khai báo gian dối dẫn đến cản trở hoạt động tư pháp...). Như vậy hiện tại chỉ có thể xử lý hành vi này với tội "không tố giác tội phạm" (nếu có căn cứ) mà thôi!

    Thiết nghĩ nên bổ sung hành vi này vào BLHS sửa đổi sắp tới.

     
    Báo quản trị |