Hành vi tự ý chỉnh sửa video cung cấp thông tin giả mạo - Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, người dân không khỏi bất ngờ khi đối tượng Bùi Xuân Huấn (Huấn hoa hồng) bỗng dưng xuất hiện trên một video về cứu trợ nhân dân vùng lũ được cho là của một đơn vị sự nghiệp uy tín. Sự việc vỡ lở khi biết đối tượng đã tự ý cắt ghép video gốc của đơn vị trên, vậy hành vi này có thể bị xử phạt ra sao?
Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
n) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
...”
Theo đó, hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Trường hợp nghiêm trọng hơn đối tượng còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, theo Điều 288 Bộ luật hình sự 2015.
Khi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mức phạt cao nhất của tội này là 07 năm tù giam hoặc phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng
Được biết đối tượng đã bị công an triệu tập để làm rõ hành vi của mình.
Thưa bạn.
Tại Mục 4 Chương XVI Bộ luật dân sự 2015 có các quy định về Hợp đồng vay tài sản, trong trường hợp của bạn chính là Giấy nợ viết tay mà bạn đề cập.
Trong các quy định của Mục này, hợp đồng vay tài sản không nhất thiết phải công chứng, chứng thực.
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 26/10/2020 05:17:23 CH