Công ty cổ phần xi măng Hoàng Long có trụ sở chính tại thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Bên A). Công ty TNHH xây dựng Xuân Trường có trụ sở chính tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định (Bên B). Tháng 3/2020, thông qua chi nhánh của Bên A tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, hai bên ký kết một bản hợp đồng. Theo đó, Bên A bán cho Bên B 900 tấn xi măng với chất lượng cụ thể theo Phụ lục hợp đồng. Bên bán chịu trách nhiệm vận tải và hàng được giao làm 3 đợt vào đầu các tháng 5,6,7 năm 2020 tại công trường xây dựng thuộc xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Thanh toán chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi nhận được hàng của mỗi đợt. Hợp đồng không có điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nhưng quy định rằng nếu có tranh chấp mà hai bên không tự giải quyết được thì Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ giải quyết.
Lô hàng 400 tấn giao ngày 15/5/2020 không có phụ gia chịu mặn như thỏa thuận trong hợp đồng nên Bên B không thể dùng số xi măng này để xây dựng kè biển như dự định ban đầu. Vì những vi phạm về chất lượng và việc giao hàng chậm nên Bên B yêu cầu Bên A trả 70 triệu đồng tiền phạt vi phạm và 150 triệu đồng bồi thường thiệt hại. Bên A không chấp nhận những yêu cầu này và lý giải việc chậm giao hàng là do nước sông xuống thấp, sà lan bị mắc cạn và cho rằng đây là tình huống bất khả kháng nên phải được miễn trách nhiệm. Vì vậy cho đến hết tháng 6/2020, Bên B chỉ mới thanh toán một nửa số tiền hàng của đợt hàng giao tháng 5/2020.
Trong đợt giao hàng tháng 6/2020, một lái xe do sơ ý khi lùi ô tô đã quệt đổ quán bán nước của một người dân ven đường gần địa điểm giao hàng. Thiệt hại được xác định là 12 triệu đồng.
Lô hàng 200 tấn giao ngày 3/7/2020 tại công trường xây dựng của Bên B như quy định trong hợp đồng. Sau khi làm thủ tục nhận hàng, thủ kho Bên B đề nghị 1 ô tô của Bên A chở giúp xi măng xuống khu trộn bê tông cách đó 2 km và lái xe đã đồng ý. Trên đường đi, ô tô này bị lật nghiêng nên 20 tấn xi măng bị đổ xuống nước, hư hỏng hoàn toàn, do đó Bên B yêu cầu được bồi thường số xi măng này nhưng Bên A không chấp nhận
NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC
1. Bên B có thể đòi 70 triệu đồng tiền phạt vi phạm và 150 triệu đồng bồi thường thiệt hại hay không? Căn cứ pháp lý nào ạ
Bên B có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại của 20 tấn xi măng đợt giao tháng 7/2020 hay không?
Lô hàng giao tháng 5/2020 có chậm hay không và Bên A có được miễn trách nhiệm đối với việc này hay không?
Ai là người phải bồi thường thiệt hại 12 triệu đồng cho người dân? căn cứ pháp lý nào ạ?
Trong trường hợp, Bên A hoặc Bên B khởi kiện thì đơn kiện phải đưa đến Tòa án của địa phương nào? căn cứ pháp lý Nào?.