Xin giúp tình huống về lựa chọn tòa án giải quyết

Chủ đề   RSS   
  • #550336 29/06/2020

    dangtrunghieu1011

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin giúp tình huống về lựa chọn tòa án giải quyết

    Công ty X có trụ sở chính ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, năm 2018 Chi nhánh của Công ty ở  Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội ký hợp đồng mua bán với một công ty ở Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Đến nay đối tác vẫn không chịu thanh toán tiền hàng cho Công ty X. Tháng 3/2019 cty đối tác có ký văn bản xác nhận nợ. 

    Đến 2020 do đối tác không chịu thực hiện nghĩa vụ nên Cty X muốn khởi kiện để buộc đối tác trả tiền. Công ty X dự định ngày 5/7/2020 sẽ nộp hồ sơ khởi kiện tài tòa án TP Hà Nội, nơi chi nhánh có trụ sở vì trong hợp đồng có thỏa thuận: " ... trong trường hợp không tìm được giải pháp sẽ được chuyển giao cho Tòa án Kinh Tế TP.Hà Nội xét xử...".
     

    Hỏi:

    1. Sự thỏa thuận lựa chọn tòa án trong hợp đồng như trích dẫn trên có đúng quy định của pháp luật không? Viện dẫn quy định của pháp luật để giải quyết quyền lợi của các bên.
     

    2. Giả sử sau khi nộp đơn tại Tòa án, đã có Tòa án  thụ lý đơn, một trong các bên lại không muốn giải quyết tại Tòa mà muốn giải quyết tại Trọng tài thương mại. 

     
    2992 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dangtrunghieu1011 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550341   29/06/2020

    câu hỏi 1:

    Theo Bộ luật Tố tụng dân sự:

    Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

    1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

    Điều 38. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

    3. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

    a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa luật nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

    * Bảo vệ quyền

    Theo bộ luật dân sự 2015

    Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

    2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa vụ

    1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

    Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

    Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền

    1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

    3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

    câu hỏi 2.

    Theo quy định lại Điều 1, Điều 3 và Điều 5 Pháp lệnh thì Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài; do đó, khi có người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại thì Toà án yêu cầu người khởi kiện cho biết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Đồng thời Toà án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện để xác định vụ tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không.

    Nếu có căn cứ cho thấy vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài thì Toà án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng để trả lại đơn kiện cho người khởi kiện.

    Trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án toà án mới phát hiện được vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài, thì Toà án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện cho đương sự

    Phải có thỏa thuận chọn trọng tài thuong mại thì mới giải quyết được bằng trọng tài TM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Thuthuy422 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020) dangtrunghieu1011 (30/06/2020)
  • #550382   29/06/2020

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

     

    dangtrunghieu1011 viết:

     

    Công ty X có trụ sở chính ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, năm 2018 Chi nhánh của Công ty ở  Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội ký hợp đồng mua bán với một công ty ở Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Đến nay đối tác vẫn không chịu thanh toán tiền hàng cho Công ty X. Tháng 3/2019 cty đối tác có ký văn bản xác nhận nợ. 

    Đến 2020 do đối tác không chịu thực hiện nghĩa vụ nên Cty X muốn khởi kiện để buộc đối tác trả tiền. Công ty X dự định ngày 5/7/2020 sẽ nộp hồ sơ khởi kiện tài tòa án TP Hà Nội, nơi chi nhánh có trụ sở vì trong hợp đồng có thỏa thuận: " ... trong trường hợp không tìm được giải pháp sẽ được chuyển giao cho Tòa án Kinh Tế TP.Hà Nội xét xử...".
     

    Hỏi:

    1. Sự thỏa thuận lựa chọn tòa án trong hợp đồng như trích dẫn trên có đúng quy định của pháp luật không? Viện dẫn quy định của pháp luật để giải quyết quyền lợi của các bên.
     

    2. Giả sử sau khi nộp đơn tại Tòa án, đã có Tòa án  thụ lý đơn, một trong các bên lại không muốn giải quyết tại Tòa mà muốn giải quyết tại Trọng tài thương mại. 

     

     

    Mình xin góp ý để bạn tham khảo giải bài tập:

    Câu 1: Xem điểm b khoản 1 Điều 39 và điểm b khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Nhưng theo ý kiến riêng mình thì Tòa TP sẽ nhận đơn rồi chuyển xuống Tòa Quận hoặc sẽ trả lại đơn, hướng dẫn nộp Tòa Quận.

    Câu 2: Theo ý kiến của mình, nếu Tòa đã thụ lý, nhưng 2 bên không thống nhất được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì tranh chấp vẫn được giải quyết tại Tòa án.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020) dangtrunghieu1011 (30/06/2020)