Xe ô tô đậu ở đường tàu hỏa bị tông hư hỏng thì có được bảo hiểm bồi thường không?

Chủ đề   RSS   
  • #612883 17/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    Xe ô tô đậu ở đường tàu hỏa bị tông hư hỏng thì có được bảo hiểm bồi thường không?

    Tình huống ở đây là xe ô tô đậu sai chỗ dẫn đến bị tàu hỏa đâm vào dẫn đến hư hỏng nặng phần đầu xe. Vậy trong trường hợp này có thể được bảo hiểm chi trả cho phần thiệt hại đó không?

    Xe ô tô đậu ở đường tàu hỏa bị tông hư hỏng thì có được bảo hiểm bồi thường không?

    Bên cạnh bảo hiểm bắt buộc ô tô hay còn gọi là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì người sử dụng ô tô thường tham gia thêm bảo hiểm vật chất xe cơ giới hay gọi tắt là bảo hiểm thân vỏ (tự nguyện). Theo đó, loại bảo hiểm này sẽ giúp chủ xe được đền bù khi xe gặp phải hư hại trong một số trường hợp.

    Tuy nhiên, loại bảo hiểm này không được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. Thông thường, quy tắc của loại bảo hiểm này sẽ do công ty bảo hiểm tự quyết định. Theo đó, sẽ còn tùy vào chính sách của từng hãng bảo hiểm mà chi tiết hợp đồng sẽ khác nhau.

    Mặc dù tại Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã có quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Tuy nhiên, điều khoản này vẫn cần phải được thể hiện cụ thể, chi tiết và rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm được ký kết thì mới có thể xác định được.

    Chính vì thế, để xác định được người chủ xe trong trường hợp này có được bảo hiểm chi trả cho phần thiệt hại hay không thì còn phải căn cứ vào quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.

    Người chủ xe đậu xe gần đường tàu hỏa bị xử phạt như thế nào?

    Trước tiên, tại Phụ lục II Nghị định 56/2018/NĐ-CP có nêu rõ cách xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó có đề cập đến hành lang an toàn giao thông đường sắt. Cụ thể, chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên và được xác định như sau: 

    - Đường sắt tốc độ cao: trong khu vực đô thị là 5m, ngoài khu vực đô thị là 15m.

    - Đường sắt đô thị đi trên mặt đất, đường sắt còn lại là 3m.

    Theo đó, tại Điểm k Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu rõ người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại nếu có.

    Đồng thời, tại Điểm a Khoản 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi  có quy định Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì trường hợp người chủ phương tiện có hành vi dừng, đỗ xe thì người điều khiển xe ô tô có hành vi dừng, đỗ xe không đúng quy định gây mà gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng. 

    Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

    Ngoài ra, trường hợp xác định được hành vi dừng, đỗ xe tại đường tàu này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người điều khiển còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 về tội Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

    Theo đó, mức xử phạt cho hành vi này thấp nhất là phạt tiền từ 30 triệu đồng, còn cao nhất là 15 năm tù giam. Thêm nữa, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

    Tổng kết lại, trường hợp người chủ xe ô tô có hành vi dừng, đỗ xe tại đường tàu hỏa là vi phạm pháp luật và sẽ tùy vào mức độ thiệt hại mà sẽ có những mức xử phạt khác nhau cho trường hợp này.

     
    143 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận