Xe cứu thương có được quyền đi ngược chiều không?

Chủ đề   RSS   
  • #542916 31/03/2020

    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Xe cứu thương có được quyền đi ngược chiều không?

    Theo quy định tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 thì:
     
    1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
     
    a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
     
    b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
     
    c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
     
    d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
     
    đ) Đoàn xe tang.
     
    2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
     
    Đồng thời tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
     
    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
     
    c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
     
    Như vậy, xe cứu thương vẫn được phép đi ngược chiều để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân.
     
     
     
     
    7957 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544208   25/04/2020

    Theo quy định pháp luật các loại xe ưu tiên được phép đi ngược chiều tuy nhiên việc đi ngược chiều như vậy rất nguy hiểm cho các phương tiên giao thông khác, vụ tai nạn hy hữu xe cứu hỏa va chạm với xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là ví dụ cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #544220   25/04/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Em thấy việc đi ngược chiều bình thường cũng khá là nguy hiểm. Trong trường hợp xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ với tình trạng khẩn cấp thì họ lại càng phải thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng. Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ gặp phải tình huống kẹt xe hay quá đông xe dừng đèn đỏ thì xe cấp cứu lại không đi được, thì buộc họ phải đi ngược chiều nếu có thể. Những như vậy lại khá nguy hiểm với người xung quanh. Vậy nên mỗi người khi tham gia giao thông cần có ý thức khi nghe tiếng còi xe cứu thương. 

     
    Báo quản trị |  
  • #544386   27/04/2020

    Cám ơn thông tin của bạn về việc "Xe cứu thương có được quyền đi ngược chiều không?"  Trên thực tế tôi thấy có rất nhiều trường hợp xe cứu thương hay những xe làm nhiệm vụ theo luật định đi ngược chiều. Cá nhân tôi thấy việc này là hoàn toàn hợp lý, vì khi kẹt xe, nhưng làng bên lại thoáng hay giúp rút ngắn thời gian để cưu người, thì quá là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #544396   27/04/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Xe cứu thương đi ngược chiều

     Mặc dù pháp luật cho phép xe cứu thương đi ngược chiều khi đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc đi ngược chiều như vậy rất nguy hiểm. K chỉ cho bản thân xe cứu thương mà còn các phương tiên giao thông khác

     Thiết nghĩ trường hợp xe cứu thương đi ngược chiều vào đường cao tốc thì thế nào? Các sẽ đi cùng chiều muốn tránh cũng khó mà tránh khỏi khi cả 2 xe đều đi với vận tốc cao. Do đó, nên loại trừ trường hợp đi ngược chiều của các phương tiện "đặc biệt" này ở đường cao tốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #544763   29/04/2020

    Theo quan điểm cá nhân của mình thì quy định trên là cần thiết. Xe cứu thương cần di chuyển nhanh chóng để đưa người bệnh đến cơ sở khám bệnh, bệnh chữa bệnh nhanh nhất. Tuy nhiên việc đi ngược chiều cũng cần ý đến vấn đề an toàn giao thông, đặc biệt là tình hình giao thông ở các thành phố lớn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #544919   30/04/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu được phép đi ngược chiều theo Luật giao thông đường bộ 2008. Ngoài quyền được đi vào đường ngược chiều, xe còn được phép đi vào các đường khác có thể đi được, kể cả khi tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
     
    Với các phương tiện trên đường, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
     
    Báo quản trị |  
  • #546843   24/05/2020

    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn. Quy định này vô cùng hợp lý với tình hình giao thông hiện tại, ví dụ vào thời gian tan tầm ở TP.HCM, những tuyến đường lưu thông từ trung tâm về các quận lân cận đa số là kẹt xe rất nhiều, trong khi hướng ngược lại thì lại trống hơn, đôi khi nghe tiếng còi xe cấp cứu nhưng không còn chỗ để nhường do kẹt xe, do vậy xe cấp cứu được đi sang đường ngược chiều là cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #554059   31/07/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Mạng người là quan trọng, nhiều khi chỉ chậm một phút thôi cũng đủ kết liễu cuộc đời họ. Vì thế không thể không cho phép được. Tuy nhiên điều đó muốn thực hiện đưuọc thì phải nhờ vào sự hợp tác của những người đi đường là sự nhường lối đi cho xe cứu thương di chuyển một cách thuận tiện nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #554132   31/07/2020

    Đã có rất nhiều vụ thương tâm là bệnh nhân không kịp cấp cứu đến bệnh viện mà phải chết luôn trên đường đi tới. Với tình hình giao thông Việt Nam thì bà bầu đang vỡ ối chắc cũng kịp đẻ và cho con bú luôn rồi ấy. Thiết nghĩ xe cứu thương nên được ưu tiên và mọi người cần nâng cao sự tự giác nhường đường cho xe cứu thương khi đang tham gia giao thông trên đường.

     
    Báo quản trị |  
  • #556855   31/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

    Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
     
    1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
     
    a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
     
    b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
     
    c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiêm vụ.
     
    Như vậy, đối với xe cứu thương quyền ưu tiên trong đó có thể đi ngược chiều, vượt đền đỏ và nhiều quy tắc tham gia giao thông khác, nhưng phải đảm bảo được tính án toàn khi tham gia giao thông, 
     
    Không phải chổ nào cũng vượt, chổ nào cũng đi ngược mà tùy tầm nhìn tài xê, có những suy đón cũng như tâm lý an toàn thì mới chạy qua những cung đường đó. Điều này để tránh những tai nạn ngoài ý muốn.
     
    Thực tế thì việc xảy ra những tai nạn thương tâm từ xe cứu thương đang chở bệnh nhân đi cấp cứu rất nhiều, qua đó mọi người nên ý  thức khi tham gia gao thông chs ý nhường đường cho những xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
     
    Những hành động mỗi mội người sẽ góp phần giảm thiểu được rủi ro về mặt thời gian cho bệnh nhân cũng như tạo môi trường cộng đồng tốt đẹp hơn.
     
    Báo quản trị |