Xăm mình có được hiến máu không?

Chủ đề   RSS   
  • #577024 13/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Xăm mình có được hiến máu không?

    Việc nhận máu là một hoạt động nhân văn nhằm cung cấp máu cho ngân hàng máu để giúp đỡ những bệnh nhân cần nó. Chất lượng máu sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ, đòi hỏi người hiến máu phải đáp ứng đầy đủ các quy trình xét nghiệm trước khi tham gia.

    Trong đó có một quy định gây tranh cãi, rằng người xăm mình sẽ không được hiến máu, thực hư quanh câu chuyện này ra sao?

     

    Xăm mình có được hiến máu không? - Minh họa

     

    Theo ý kiến của các bác sĩ, người đã xăm mình không thể thực hiện việc hiện máu sau 06 tháng  kể từ ngày xăm hình. Vì sao lại như thế?

    Những nguyên nhân khiến một người có hình xăm dưới 06 tháng không thể tham gia hoạt động hiến máu là bởi lo ngại các bệnh lý lây qua đường máu, cụ thể là:

    Việc xăm mình sẽ được thực hiện bằng các đầu kim cỡ nhỏ để phun mực màu lên trên bề mặt da, thế nhưng một thực tế là các loại kim này được sử dụng chung cho nhiều người, mặc dù cơ sở xăm đã vệ sinh chúng nhưng nếu việc vệ sinh này không đảm bảo an toàn thì sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh thông qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C, suy giảm hệ miễn dịch HIV

    Sau khi xăm mình, người được xăm sẽ phải sử dụng một số thuốc giảm đau và kháng sinh, thuốc chống viêm không kê đơn như aspirin, naproxen, ibuprofen để ngăn ngừa các cơn đau và phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên những loại thuốc này khi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng máu bởi các hóa chất tích tụ chưa được đào thải hoàn toàn.

    Ngoài ra, căn cứ theo quy định của pháp luật Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT thì những người xăm trổ trên da phải trì hoãn hiến máu trong thời gian 06 tháng kể từ lúc tiến hành xăm trổ. 

    Ngoài xăm mình, thông tư này cũng nêu ra một số trường hợp phải trì hoãn hiến máu khác mà mọi người nên lưu ý khi có ý định hiến máu, cụ thể như sau:

    Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT về việc trì hoãn hiến máu

    “1. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:

    a) Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;

    b) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;

    c) Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;

    d) Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.

    2. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:

    a) Xăm trổ trên da;

    b) Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;

    c) Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;

    d) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy.

    3. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần kể từ thời điểm:

    a) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả, quai bị;

    b) Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG.

    4. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày kể từ thời điểm:

    a) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, viêm họng, đau nửa đầu Migraine;

    b) Tiêm các loại vắc xin, trừ các loại đã được quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều này.”

    Ngoài những trường hợp phải trì hoãn hiến máu, thì có những người có các bệnh lý liên quan đến chất lượng máu sẽ không bao giờ được tham gia hoạt động hiến máu như: : Viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS, nhiễm trùng babesiosis, bệnh chagas, bệnh leishmaniasis, bệnh Creutzfeldt-Jakob, nhiễm virus ebola, bệnh thiếu hụt huyết sắc tố, bệnh vàng da, hồng cầu lưỡi liềm, có tiền sử sử dụng bovine insulin trị tiểu đường, rối loạn chức năng đông máu.

    Tóm lại, đối với trường hợp xăm mình, nếu sau 06 tháng mà cơ thể khỏe mạnh không gặp biến chứng xấu nào thì có thể tham gia hiến máu, một số điều kiện để tham gia hiến máu sẽ được cung cấp trong bảng dưới đây. 

    Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp mọi người giải tỏa thắc mắc về việc người xăm mình có được hiến máu không đồng thời có thêm những thông tin liên quan về vấn đề hiến máu. Nếu bài viết có thiếu sót dưới góc độ y khoa, hãy chia sẻ thêm cho mọi người cùng được biết trong phần bình luận nhé. Xin trân trọng cảm ơn

    Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 11:06:33 SA Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 10:22:32 SA Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 10:19:27 SA Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 10:18:35 SA Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 10:16:03 SA Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 10:14:05 SA
     
    17196 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594258   27/11/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Xăm mình có được hiến máu không?

    Cám ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ, việc nắm được các quy định về trường hợp phải trì hoãn hiến máu giúp người muốn hiến máu biết được để xác định khi đi hiến máu. Cụ thể như việc xăm mình thì có thể hiến trước khi xăm mình hoặc là sau khi xăm hết 06 tháng thực hiện việc hiến máu, tránh trường hợp đi đến cơ sở hiến máu mà không được tốn thời gian, công sức.

     

     
    Báo quản trị |