Xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #540269 29/02/2020

    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự

    Hoạt động thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Bởi thu thập được đầy đủ chứng cứ Toà án và những người tham gia tố tụng mới đủ điều kiện và cơ sở để nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, từ đó mới có thể ra phán quyết đúng đắn về vụ việc dân sự. Do đó, các chủ thể chứng minh đều tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ. Tuỳ theo vị trí tố tụng trong tố tụng dân sự, các cá nhân, cơ quan tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng có thể với tư cách là đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người thẩm định giá tài sản. Họ tham gia vào quá trình chứng minh nhằm làm sáng tỏ vụ việc dân sự với mục đích và vai trò khác nhau. Để chứng minh cho yêu cầu của mình hay các thông tin, kết luận của mình về vụ việc dân sự thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ để giao nộp cho Toà án. Vì vậy, BLTTDS 2015 đã quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    Với tư cách là cơ quan giải quyết vụ việc dân sự, nhằm đảm bảo  cho việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn, cũng như hỗ trợ các bên đương sự khi họ không thể tự mình thu thập chứng cứ, khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định cụ thể các biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án. Tuỳ từng trường hợp, Thẩm phán có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp để thu thập chứng cứ.

    Nhìn chung, quy định của BLTTDS về xác minh, thu thập chứng cứ rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế áp dụng vẫn có nhiều vướng mắc và bất cập.

     

     
    13022 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #540276   29/02/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Bàn về giao nộp chứng cứ, tài liệu trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự

    Xuất phát từ nguyên tắc “quyền tự định đoạt của đương sự” và nguyên tắc “cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” nên chủ thể trước tiên có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ là những người có yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự. Để Toà án có cơ sở thụ lý thì người có đơn yêu cầu, khởi kiện phải cung cấp cho Toà án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp . Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, sau khi Toà án thụ lý vụ việc dân sự, các đương sự có quyền tiếp tục cung cấp bổ sung chứng cứ. Song, để bảo đảm cho vụ án của Toà án không bị kéo dài và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, Bộ luật đã quy định thời hạn giao nộp chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Toà án thu thập theo quy định của Điều 97 BLTTDS để giải quyết vụ việc dân sự.
     
    Bên cạnh đó, khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ; đối với tài liệu chứng cứ quy định tại Khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015 hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
     
    Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào đương sự cũng có thái độ hợp tác trong việc tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đương sự khác. Vì vậy, dù BLTTDS đã có những quy định mới nhằm bảo đảm cho nguyên đơn và các đương sự khác có quyền tiếp cận chứng cứ nhưng quy định này cũng chỉ là hình thức nếu không có chế tài áp dụng đối với người vi phạm.
     
     
    Báo quản trị |