Vướng mắc pháp lý về Công ty hợp danh

Chủ đề   RSS   
  • #504607 14/10/2018

    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Vướng mắc pháp lý về Công ty hợp danh

    Công ty hợp danh là loại hình công ty ra đời sớm nhất của lịch sử loài người, là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân có từ hai thành viên cùng hợp tác kinh doanh dưới tên gọi chung cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về nghĩa vụ tài sản của công ty. Măc dù ra đời sớm nhưng pháp Luật nước ta vẫn chưa chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện để góp phần điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngày một đa dạng. Luật  Doanh nghiệp 1999 chỉ có vỏn vẹn 4 điều quy định về loại hình công ty này. Khi luật Doanh nghiệp 2014 ra đời, ta có thể thấy sự tiến bộ của hệ thống luật so với trước đó. Luật Doanh nghiệp 2014 dành ra 11 điều để quy định về Công ty hợp danh. Dường như những nhà lập pháp đã quan tâm đến vấn đề này phát triển loại hình này nhiều hơn. Tuy nhiên những quy định hiện hành vẫn chưa được thống nhất,  hoàn thiện, thậm chí bộc lộ những bất cập lớn trong quá trình thi hành. Sau đây ta sẽ phân tích một bất cập cơ bản trong hệ thống quy định về loại hình công ty hợp danh. Điểm đ, khoản 2 điều 176 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về trách nhiệm của thành viên hợp danh như sau: “liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;”

    Như vậy nếu sau khi thanh lý toàn bộ tài sản của công ty mà vẫn không đủ thực hiện các nghĩa vụ nợ thì các thành viên hợp danh sẽ phải dùng tài sản riêng của mình để liên đới chịu nghĩa vụ thanh toán nợ cho các chủ nợ. Đây được xem là một quy định nhằm bảo về khách hàng khi mở rộng phạm vi chịu nghĩa vụ của các thành viên hợp danh. Bởi lẽ, loại hình doanh nghiệp này luôn chứa đựng nhiều rủi ro lớn và cần trách nhiệm cao. Tuy nhiên trong thực tế, quy định trên không được thi hành hiệu quả. Cụ thể là những chủ nợ chỉ được yêu cầu các thành viên dùng tài sản cá nhân thanh toán nợ khi toàn bộ tài sản công ty đã thanh lý và không đủ trả nợ. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, nó vẫn phải trải qua thủ tục phá sản như những pháp nhân khác. Quy trình, thủ tục phá sản hiện hành khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Gỉa sử, trong thời gian chờ đợi hoàn thành các thủ tục phá sản công ty, những thành viên hợp danh tìm cách tẩu tán tài sản cá nhân, như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ nợ. Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể về hành vi tẩu tán tài sản nói trên. Do đó, những thành viên hợp danh có thể dễ dàng chuyển quyền sở hữu tài sản thông qua những hình thức: tặng cho, bán, chuyển chủ sở hữu,.. để trốn tránh nghĩa vụ của mình. Công ty hợp danh là loại hình thiên về những ngành nghề yêu cầu về chuyên môn cao và thường không cần quá nhiều vốn ( Ví dụ Ngành nghề Luật sư, Kế toán, Y dược,..) những trách nhiệm pháp lý và rủi ro cực cao. Như vậy nếu không quy định cụ thể hơn thì sẽ khó lòng bảo vệ được lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thậm chí cả lợi ích của Nhà nước. 

    Hướng sửa đổi, bổ sung:  Cần có quy định cho phép các chủ nợ được quyền yêu cầu bất cứ một thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ thu toán khi vẫn chưa thanh lý hết tài sản công ty nếu chứng minh tài sản còn lại không thể trả hết nợ. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp nên đưa vào các quy định hạn chế hoạt động tẩu tán tài sản của những thành viên hợp danh. Tòa án khi được yêu cầu có thể tuyên vô hiệu những giao dịch tài sản có giá trị lớn, không minh bạch, mục đích không thích đáng trong một khoản thời gian phù hợp để ngăn chặn các hành vi tẩu tán nói trên

     
    1772 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận