Vụ nợ tín dụng 8,8 tỷ của Eximbank, liệu ngân hàng còn thời hiệu khởi kiện?

Chủ đề   RSS   
  • #609677 18/03/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 503 lần
    SMod

    Vụ nợ tín dụng 8,8 tỷ của Eximbank, liệu ngân hàng còn thời hiệu khởi kiện?

    Vừa qua đã xảy ra vụ việc một khách hàng của Eximbank, từ 8,5 triệu sau 11 năm phát sinh dư nợ tín dụng 8,8 tỷ đồng. Việc khoản nợ bị kéo dài như vậy, liệu thời hiệu khởi kiện của ngân hàng có còn hay không? quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?

    Thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật

    Thời hiệu khởi kiện theo Khoản 3 Điều 150 BLDS 2015 là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    Theo Khoản 1 Điều 154 BLDS 2015, Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, được quy định tại Điều 429 BLDS 2020 như sau: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, được quy định tại Điều 588 BLDS 2015 như sau: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 156 BLDS như sau:

    - Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

    + Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

    + Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    + Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

    - Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

    + Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

    + Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

    Ngân hàng Eximbank có còn thời hiệu khởi kiện khách hàng không?

    Vì đây là tranh chấp dân sự về hợp đồng vay tín dụng nên khi ngân hàng Eximbank kiện khách hàng sẽ áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, tức là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Vì vậy, vấn đề thời hiệu này phải xem xét thời hạn hai bên hẹn thanh toán khoản nợ tín dụng là khi nào, từ ngày hết hạn thanh toán đó đến nay đã quá 03 năm chưa. Nếu đã quá thời hạn trả 03 năm mà người vay không trả nợ, bên cho vay không nhắc nợ, không khởi kiện đến Tòa án để được xem xét giải quyết trong thời hạn này, đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện, ngân hàng có khởi kiện có thể tòa án cũng không giải quyết.

    Đồng thời, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc để xác minh làm rõ cách tính lãi suất của Ngân hàng Eximbank và rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi suất cho vay, lãi suất thẻ tín dụng đối với người khách hàng này có đúng với Pháp luật hay không bởi con số từ 8,5 triệu đồng sau 11 năm lên đến 8,8 tỷ đồng là một con số mà không ai có thể hình dung được.

    Trường hợp việc tính lãi như trên là đúng pháp luật, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện dù khách hàng không đồng ý trả vì tự nhận thấy rằng việc tính lãi suất này không phù hợp. Đương nhiên, với điều kiện là phải còn trong thời hiệu khởi kiện 03 năm.

    Đồng thời, khách hàng cũng có thể bị khởi tố hình sự nếu gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ hoặc sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ, khi đó sẽ xử lý về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự.

    Trên đây là thông tin về thời hiệu khởi kiện vụ 8,8 tỷ của Eximbank. Thông qua sự việc trên, những khách hàng khi vay tín dụng cần hết sức chú ý về nghĩa vụ thanh toán nợ cũng như lãi suất của ngân hàng, tránh trường hợp số nợ vượt tầm kiểm soát như tình huống vừa qua.

    Xem thêm:

    Cách tính lãi của thẻ tín dụng? Có những lưu ý nào cần phải biết?

    Thẻ ngân hàng không dùng nữa có bị tính phí không?

     
     
    836 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận