Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không?

Chủ đề   RSS   
  • #609983 28/03/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không?

    Tối ngày 27/03/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Long Biên (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với thiếu niên 16 tuổi đánh người gây chết não để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

    (1) Nguồn cơn sự việc

    Theo Báo Tuổi trẻ, vụ việc trên xảy ra vào ngày 17/03/2024, bắt nguồn từ mâu thuẫn trong lúc chơi bóng rổ giữa T.V.K. (lớp 6) và N.H.Đ (lớp 8). Sau khi bị đánh, T.V.K. đã nhờ anh ruột mình là T.V.M sinh năm 2008 (16 tuổi) đến giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, T.V.M đã có hành vi hành hung nạn nhân. Sau đó, Đ. có biểu hiện choáng, tái mặt và được bố nghi phạm cùng người dân đưa đến Bệnh viện 108 để điều trị. 

    Tại đây, Bệnh viện 108 xác định Đ. bị chấn thương sọ não nặng, hôn mê, tiên lượng tử vong cao. Đến ngày 26/03/2024, Đ. được gia đình chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và đang được điều trị tích cực. Chiều cùng ngày, Trung tâm pháp y Hà Nội đã kết luận tỷ lệ tổn hại sức khỏe của Đ. là 99%.

    (2) Nghi phạm đánh người khác gây chết não bị xử phạt như thế nào?

    Theo những thông tin nêu trên, có thể thấy nghi phạm T.V.M hiện đang theo học lớp 10, sinh năm 2008. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

    “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

    2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, tính đến thời điểm 2024, nghi phạm trong vụ việc nêu trên đã đủ 16 tuổi. Tức đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 

    Tuy nhiên, để xác định hành vi hành hung nêu trên cấu thành tội danh “Giết người” được quy định tại Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 hay tội danh “Cố ý gây thương tích” được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 còn phụ thuộc vào kết quả giám định pháp y của của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thương.

    Bởi theo lý luận định tội, 02 tội danh nêu trên đều là những tội phạm rất nguy hiểm, có cấu thành riêng biệt, khác nhau về khách thể, về tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả. Chính vì thế, tại vụ việc này có thể xảy ra 02 trường hợp như sau:

    Trường hợp 01: Nếu kết quả giám định xác định được nghi phạm sử dụng vũ lực đấm liên tiếp vào vùng gáy, đầu dẫn tới chấn thương sọ não nặng sẽ cấu thành tội “Giết người”.

    Bởi nạn nhân trong trường hợp này hiện đang theo học lớp 8 (dưới 16 tuổi) Chính vì thế, nghi phạm có thể bị truy tố theo Khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên và có thể tới 18 năm tù đối với các đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

    Trường hợp 02: Nếu xác định được nạn nhân bị chấn thương sọ não là do lực tác động làm ngã đập đầu xuống nền thì trường hợp này sẽ cấu thành tội “Cố ý gây thương tích”.

    Trường hợp tỷ lệ tổn hại sức khỏe của nạn nhân là 99% theo kết luận giám định của Trung tâm pháp y Hà Nội thì nghi phạm trong trường hợp này có thể bị truy cứu với mức hình phạt từ 05 đến 10 năm tù (Khoản 3) hoặc từ 07 đến 14 năm (Khoản 4) Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015.

    Bên cạnh đó, theo quan điểm của một số Luật sư cho rằng cần xem xét vai trò đồng phạm bởi những căn cứ như: “Biết con xảy ra mâu thuẫn nhưng do bênh con đã cùng 02 con đi xe máy đến gặp cháu bé để giải quyết. Đáng lẽ, người bố cần phải hỏi rõ cháu bé sự việc, khuyên giải nhưng đã bỏ mặc để cho 02 con xông vào đánh cháu N.H.Đ mà không can ngăn.” 

    Còn theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Người bảo vệ quyền lợi của nạn nhân cho biết: “Nếu người bố có mặt, đứng ngay gần để mặc con xông vào đánh cháu bé, được coi là người giúp sức, ủng hộ về tinh thần. Hành vi của người bố trong trường hợp này nếu xem xét với vai trò đồng phạm là có căn cứ”.

     
    1484 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận