Vụ kiện của tôi có bị đình chỉ?

Chủ đề   RSS   
  • #585335 15/06/2022

    Yen2321971

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Vụ kiện của tôi có bị đình chỉ?

    Chào luật sư xin cho tôi hỏi

    tôi đòi nợ người con 530 triệu, người mẹ đứng ra nhận trả 5 triệu tiền gốc mỗi tháng cho đến khi hết 530 triệu( nhận nợ bằng miệng ) .người mẹ trả hơn 300 triệu, còn hơn 200 triệu thì kg trả nữa. Tôi kiện ra toà ,toà triệu tập người con. Người mẹ lên toà thay con nói con đi lên thành phố làm ăn kg về .toà yêu cầu người con phải làm giấy ủy quyền cho ngừơi mẹ. Từ đó toà triệu tập kg ai lên nữa. Vụ kiện của tôi đã hơn 6 tháng và đang bị tạm đình chỉ vì toà nhờ công an phường xác minh địa chỉ bị đơn .xin cho tôi có 2 câu hỏi 

    1/ nếu công an phường xác minh bị đơn kg có mặt ở nơi cư trú vụ kiện có bị đình chỉ ? Và bị đình chỉ thì có kiện lại ? Vì lúc trước cách đây hơn 7 năm tôi đã kiện 1 lần toà nhờ công an khu vực xác minh thì công an xác minh bị đơn kg có mặt nơi cư trú mặc dù bị đơn vẫn ở đó.

    2/ toà triệu tập người mẹ với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan .người mẹ kg lên toà. Vậy nếu toà xử người mẹ có trả tiền cho tôi.? Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi .xin cám ơn luật sư

     
    294 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Yen2321971 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586338   28/06/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Ý thứ nhất, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

    Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

    a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

    b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

    c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

    d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

    đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

    Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

    g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;

    h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó trường hợp bị đơn không có mặt tại nơi cư trú không thuộc trường hợp bị đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, vụ kiện vẫn được xét xử, giải quyết theo quy định pháp luật.

    Về ý thứ 2, người mẹ có phải tiếp tục trả nợ thay cho con không, theo thông tin bạn cung cấp thì người mẹ đã nhận nợ thay con và cũng đã trả nợ được hơn phân nữa, đều này cũng có thể hiểu là người mẹ đã nhận chuyển nghĩa vụ trả nợ và bên cho mượn nợ cũng đã đồng ý.

    Căn cứ Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

    Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

    Như vậy, nghĩa vụ trả nợ đã chuyển hoàn toàn qua bên người mẹ, cho nên người mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay cho con (người con không còn nghĩa vụ phải trả nợ nữa).

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn katkumhat vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/06/2022) Yen2321971 (11/08/2022)