Luật sư giữ một vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ. Tuy nhiên, với thực tế đang diễn ra hiện nay thì chỉ những người trong cuộc mới hiểu - những thất thế của Luật sư.
Trong giai đoạn điều tra:
Người được bảo về đang thuộc diện tình nghi, trách nhiệm của Luật sư lúc này là giải thích, phân tích các quyền và lợi ích của nghi can trước khi hầu tòa, chính vì vậy vai trò của Luật sư lúc này rất quan trọng trong việc xem xét, đánh giá nội dung vụ án để giải quyết cho thân chủ của mình.
Để tham gia vào quá trình điều tra, đòi hỏi Luật sư phải trãi qua quá trình làm thủ tục để được tham gia vào giai đoạn điều tra. Việc gặp gỡ bị can trong giai đoạn này là điều cần thiết để nắm bắt kịp thời những tình tiết của vụ án. Những hạn chế dưới đây đã và đang cản trở rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của Luật đối với thân chủ:
- Những khó khăn liên quan đến việc tiếp cận bị can, đặc biệt là những vụ án có tính chất nghiêm trọng thì để gặp được bị can cần có thời gian hoặc nếu gặp được thì thời gian gặp luôn bị thúc ép.
- Quá trình hỏi cung, Luật sư được thông báo thời gian, địa điểm với thời gian có thể thu xếp được. Tuy nhiên, thực tiễn các trường hợp Luật sư bị động khi công tác báo trước không phù hợp để quản lý công việc, lúc này thời gian lại là vấn đề nan giải.
- Khi luật sư được cấp GCN tham gia tố tụng thì chỉ được vào gặp thân chủ cùng điều tra viên một vài lần hỏi cung mà không được gặp riêng, điều này khó khăn trong việc khai thác thông tin của thân chủ.
- Thu thập, tiếp cận hồ sơ vụ án, có những tình tiết nội dung cần những nội dung cụ thể để việc giải quyết được cặn kẽ, tuy nhiên về nguyên tắc luật sư không được sao chụp nội dụng vụ án, nên phải thông qua cán bộ điều tra gây ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận các vấn đề mấu chốt vụ án.
- Thực tế hiện nay, lý giải cho nhiều vụ án bị can từ chối luật sư bào chữa, nguyên nhân có thể xuất phát từ áp lực dư luận hoặc cơ quan điều tra, điều này khá bất lợi khi những thông tin quan trọng không được bị can hợp tác giải quyết.
* Giai đoạn truy tố, xét xử:
Khi có quyết định truy tố bị can của Viện kiểm sát thì đây là quan trọng tiếp theo của Luật sư phải tiến hành tổng hợp, nghiên cứu các chứng cứ để bảo vệ thân chủ của mình.
Có giai đoạn trong quá trình xét xử bị cáo mới nhờ luật sư thì việc để được cấp GCN lại khó khăn về thủ tục, thời gian
Trong quá trình xét xử, việc đại diện Viện kiểm sát không chịu đối đáp tranh luận; hiện tượng Chủ tọa phiên tòa và thậm chí cả Hội thẩm nhân dân cắt ngang lời luật sư khi luật sư đang trình bày đúng trọng tâm vụ án vẫn thường xảy ra; nội dung tranh tụng của luật sư không được ghi nhận trong bản án. Về mặc thực tế, bản chất của xét xử là dựa vào kết quả điều tra, nêu HĐXX thường bị chi phối bởi điều đó nên việc khai báo của bị cáo cũng bị ảnh hưởng không ít, nếu Luật sư không đủ bản lĩnh thì lúc này vai trò của Luật sư thật sự mờ nhạt,…
* Sau khi xét xử sơ thẩm:
Trong thời gian 15 ngày các Luật sư không được tiếp xúc với bị cáo, vì GCN bào chữa chỉ có giá trị trước phiên sơ thẩm, thời gian này là giai đoạn quan trọng trong việc thực hiện tối ưu quyền bào chữa nhưng lại bị gây khó dễ,..
>>> Những lỗ hỏng pháp lý có lẽ sẽ không bao giờ lấp đầy, tuy nhiên nếu đã phát hiện ra những hạn chế thì yêu cầu cấp thiết cho việc giải quyết là vô cùng quan trọng.
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 19/05/2018 01:45:05 CH
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 19/05/2018 01:41:11 CH
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 19/05/2018 01:27:48 CH