Vô ý làm chết người và việc chịu trách nhiệm liên đới

Chủ đề   RSS   
  • #500525 25/08/2018

    Vô ý làm chết người và việc chịu trách nhiệm liên đới

    Những ngày nay có vụ việc về 9 người chạy thận và tử vong, sau quá trình điều tra và truy cứu trách nhiệm thì vụ việc đã được kết luận vào hôm nay. Với những thông tin như sau:

    "Kết luận điều tra bổ sung vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vô ý làm chết người xảy ra tại BVĐK Hòa Bình của cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình nêu rõ: Trước thời điểm xảy ra vụ việc, ông Trương Quý Dương đã giao Phòng vật tư phối hợp Khoa hành chính thực hiện hợp đồng nhằm sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Phòng vật tư và Kho hồi sức tích cực đã không báo cáo lại tiến độ, cách thức tiến hành để giám đốc nắm bắt, chỉ đạo.

    Công an tỉnh Hòa Bình cũng xác định ông Trương Quý Dương ở thời điểm xảy ra sự việc là người đứng đầu bệnh viện nhưng chưa sâu sát trong công việc: Từ năm 2015 - 2017, ông Trương Quý Dương không có quyết định giao phụ trách Đơn nguyên thận cho cá nhân cụ thể điều hành hoạt động của Đơn nguyên, không có văn bản giao cá nhân cụ thể trong khoa chịu trách nhiệm về hệ thống RO. Từ khi có quyết định thành lập Đơn nguyên thận, Giám đốc cũng không chỉ đạo ban hành văn bản quy định cụ thể về quy trình bảo quản, sửa chữa liên quan đến hệ thống lọc nước, để xảy ra tình trạng vận hành, sử dụng hệ thống RO trong thời gian dài. Do đó, trong vụ án này, ông Dương phải chịu trách nhiệm hành chính liên đới khi để xảy ra sự cố."

    Theo quy định tại điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015 thì Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:

    "1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
    2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
    4. Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".\
     
    Việc quy kết trách nhiệm liên đới là hoàn toàn hợp lí vì máy chạy thận cần phải được kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng, đặc biệt trong lĩnh vực y tế có liên quan đến tính mạng con người thì các khâu kiểm tra lại càng phải chặt chẽ hơn. Và việc gây ra hậu quả là 9 người chết là một hành vi cần phải truy cứu trách nhiệm ở mức cao nhất để thực hiện xét xử đúng người đúng tội. 
     
    2762 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận