Vợ lừa gia đình chồng đem con đi về ngoại, xong không chăm sóc bỏ đi làm xa

Chủ đề   RSS   
  • #568797 08/03/2021

    Klee93st

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vợ lừa gia đình chồng đem con đi về ngoại, xong không chăm sóc bỏ đi làm xa

    Mình và vợ quen nhau 4 năm nhưng chỉ mới đăng ký kết hôn cách đây 1 năm. Vợ mình đã có bầu con người khác và mình cũng chấp nhận chuyện đó vẫn lấy theo họ mình. Mình và vợ có 01 con chung hiện đc 11 tháng. 2 vợ chồng mình gần đây xãy ra mâu thuẫn không thể giải quyết và quyết định ly hôn nhưng do bản thân không nắm rõ luật, đơn của mình tự soạn toà không chấp nhận trong đó ghi mình đc quyền chăm sóc con.

    Cách đây 2 tuần vợ mình lừa gia đình mình và ẫm con về ngoại bỏ đó cho ông bà ngoại chăm sóc, còn bản thân thì đi làm xa, công việc của vợ mình là tiếp viên karaok (bia ôm), trình độ học vấn mới hết lớp 9, hiện đang thiếu nợ công ty tài chính rất nhiều, ba mẹ vợ mình không việc làm ổn định. Mấy bạn cho mình hỏi gia đình mình có thể là khá giả, mình hiện là cán bộ, công ăn việc làm ổn định. Bây giờ ra toà mình có thể giành quyền nuôi con không ? Mấy ngày nay mình buồn lắm, gần như suy sụp.

     
    1454 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Klee93st vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #569357   25/03/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Trường hợp của mình đã ly hôn và quyền nuôi dưỡng thuộc về người vợ anh đúng không ạ? Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Trong trường hợp của anh thì người vợ có quyền nuôi dưỡng con.

    Giờ anh muốn đổi người trực tiếp nuôi con thì căn cứ vào Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, anh phải gửi yêu cầu đến Tòa án nhân dân để làm thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Theo đó, dựa theo các căn cứ sau đây:

    - Do cha mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

    - Người hiện tại đang nuôi còn không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

    Do vậy, trong trường hợp này, trước hết anh cứ thỏa thuận với chồng cũ xem có đồng ý để đổi người trực tiếp nuôi con được không? Trường hợp như anh nêu thì khó để thỏa thuận về việc này thì anh phải chứng minh được là người vợ hiện không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con.

    Để giành được quyền nuôi con, anh phải chứng minh được một số vấn đề sau đây:

    - Thứ nhất, có đầy đủ các điều kiện về vật chất ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cha mẹ. Như vậy, anh phải chứng minh đượ có điều kiện về tài chính hơn so với người vợ, và mức thu nhập, nơi cư trú của  phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho con.

    - Thứ hai, căn cứ vào các điều kiện tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.

    Tòa án sẽ xem xét các yếu tố trên nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thì sẽ chuyển quyền nuôi dưỡng sang cho anh anh nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578435   26/12/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Vợ lừa gia đình chồng đem con đi về ngoại, xong không chăm sóc bỏ đi làm xa

    Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:

    Về nguyên tắc, theo khoản 3 Điều 81 LHNGĐ, con anh được 11 tháng tuổi, tức là dưới 36 tháng tuổi nên được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, nếu trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận hoặc giao người cha hay người khác đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc con

    Vì vậy, nếu chứng minh đượcvợ không đủ điều kiện về vật chất, cũng như tinh thần và chứng minh anh đủ khả năng chăm sóc cháu thì anh có thể được tòa án ra quyết định giao con.

    Như vậy, để giành được quyền nuôi con, Anh cần cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh vợ anh không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (như thu nhập của vợ, nơi ở của vợ, điều kiện nơi sinh sống, tình cảm của vợ dành cho con, trình độ văn hóa, cách giáo dục của vợ đối với con...). Đồng thời, cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh điều kiện vật chất (nghề nghiệp, thu nhập, nơi ăn ở...) và tình cảm yêu thương, thời gian giành cho con, văn hóa, cách giáo dục con của Anh... Sau đó, Tòa án sẽ căn cứ vào những thông tin trên và ra quyết định cuối cùng.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578703   29/12/2021

    Pháp luật không cấm việc vợ bế con về nhà ngoại mà chỉ cấm hành vi khi hành vi này cản trở đến quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của chồng hoặc hành vi của vợ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc uy hiếp về mặt tinh thần của chồng hoặc người khác. Trường hợp hành vi của vợ có dấu hiệu nhằm cản trở quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của chồng hoặc hành vi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì người vợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi này.

     
    Báo quản trị |