Vợ chồng có quyền thay đổi thỏa thuận sau khi Tòa án hòa giải thành?

Chủ đề   RSS   
  • #538694 12/02/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Vợ chồng có quyền thay đổi thỏa thuận sau khi Tòa án hòa giải thành?

    Theo quy định hiện hành, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn:

     Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả.

    Vậy, sau khi vợ chồng hòa giải thành tại Tòa án, vợ chồng có quyền thay đổi thỏa thuận đã hòa giải trước đó hay không?

    Câu trả lời cho câu hỏi trên được quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

    Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

    1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

    2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

    3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

    Theo quy định trên, việc thay đổi thỏa thuận của vợ chồng sau khi Tòa án tiến hành hòa giải thành chỉ được tiến hành trong vòng 07 ngày kể từ ngày ký biên bản hòa giải thành. 

    Theo đó, khi hết thời hạn 07 ngày, Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và các đương sự không được quyền thay đổi ý kiến của mình nữa. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 12/02/2020 04:43:14 SA
     
    2161 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận