Viên chức sinh con thứ ba ngoài ý muốn có xử lý kỷ luật?

Chủ đề   RSS   
  • #604103 19/07/2023

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14921
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Viên chức sinh con thứ ba ngoài ý muốn có xử lý kỷ luật?

    Trường hợp viên chức là đảng viên sinh con thứ 3 ngoài ý muốn, có xác nhận của bệnh viện là không thể đình chỉ thai nghén thì có bị kỷ luật không?

    Viên chức sinh con thứ ba xử lý kỷ luật thế nào?

    Tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng khi vi phạm quy định của pháp luật về dân số.

    Theo Điều 1 Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 thì quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.

    Các trường hợp xác định là không vi phạm chính sách dân số theo Điều 1 Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số và nội dung sửa đổi theo Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP. Cụ thể:

    - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

    - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

    - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

    - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

     Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

    + Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

    + Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

    - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

    Như vậy, trong trường hợp viên chức sinh con thứ 3 ngoài ý muốn, có xác nhận của bệnh viện là không thể đình chỉ thai nghén thì không thuộc trường hợp không vi phạm chính sách dân số nên vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật viên chức.

    Các hình thức kỷ luật đảng viên

    Tại Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì đối với đảng viên có các hình thức xử lý kỷ luật đảng như sau:

    - Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
     
    - Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
     
    Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm thuộc về cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và ủy ban kiểm tra các cấp. Cụ thể xem chi tiết tại Điều 11 Quy định 22-QĐ/TW và Khoản 2 Mục III Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021.
     

    Kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

    Về kỷ luật đảng viên theo Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì trường hợp đảng viên vi phạm quy định chính sách dân số gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. 

    Và tại Khoản 8 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ủy ban kiểm tra Trung ương ban hành hướng dẫn liên quan đến kỷ luật đảng viên vi phạm quy định chính sách dân số thì trong trường hợp đảng viên vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật.

    Theo quy định ở đây là thì trong trường hợp viên chức sinh mang thai ngoài ý muốn nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật chứ không phải sẽ không thực hiện xử lý kỷ luật.

     

     
    3816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận