Nhiều thay đổi tích cực từ Dự thảo Luật cạnh tranh

Chủ đề   RSS   
  • #451030 05/04/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Nhiều thay đổi tích cực từ Dự thảo Luật cạnh tranh

    Việc thực thi Luật cạnh tranh 2004 đến nay đã hơn 10 năm, đã tạo được hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước và phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội.

    Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều thay đổi, đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn làm cho nhiều nội dung tại Luật cạnh tranh 2004 không còn phù hợp nữa và cần phải có sự thay đổi.

    Khác với các bài viết trước, bài viết này, mình sẽ nêu song song những mặt hạn chế tại Luật cạnh tranh 2004 và thay đổi tại Dự thảo Luật cạnh tranh để các bạn dễ theo dõi.

    Dưới bài viết này là file đính kèm Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi và Tờ trình Dự thảo cùng Báo cáo đánh giá tác động.

    STT

    Mặt hạn chế tại Luật cạnh tranh 2004

    Thay đổi tại Dự thảo Luật cạnh tranh

    1

    Xác định DN có vi phạm hành vi hạn chế cạnh tranh (bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền) và tập trung kinh tế dựa vào thị phần của DN trên thị trường liên quan.

    Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

    Tuy nhiên các yếu tố để xác định thị trường liên quan là không phù hợp với thực tế, gây khó khăn trong quá trình thực thi.

    - Bổ sung giải thích từ ngữ “sức mạnh thị trường đáng kể”, “tác động hạn chế cạnh tranh”

    (Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

    - Bổ sung Chương II quy định về xác định thị trường liên quan và sức mạnh thị trường, trong đó nêu rõ các yếu tố xác định sức mạnh thị trường của DN và hướng dẫn cách tính thị phần của DN trên thị trường liên quan

    (Điều 9, 10, 11 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

     

     

    2

    Về kiểm soát tập trung kinh tế (mua bán và sáp nhập)

    Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các DN tham gia tập trung kinh tế trên 50% trên thị trường liên quan (trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định)

    Đồng thời, các DN tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30 – 50% trên thị trường liên quan phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

    Tuy nhiên, thực tế khó xác định được thị phần của mình trên thị trường liên quan và khó để biết mình có thuộc ngưỡng cấm hay ngưỡng phải thông báo hay không?

    Quy định hiện hành là thiếu tính khả thi.

    Luật cạnh tranh 2004 chỉ xem xét tập trung kinh tế theo chiều ngang, nghĩa là giữa các DN trên thị trường liên quan cùng một cấp độ kinh doanh mà không xem xét đến tập trung kinh tế theo chiều dọc (giữa các DN hoạt động trên thị trường thuộc các cấp độ khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau) vốn tồn tại trên thực tế từ trước đến nay

    Không dùng yếu tố thị phần trên thị trường liên quan là yếu tố duy nhất để đánh giá tập trung kinh tế đó có bị cấm hay phải thông báo.

    (Điều 24, Điều 25 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

                                          

    3

    Chưa quy định rõ về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

    Các quy định hiện hành chỉ đề cập hình thức biểu hiện bên ngoài cứng nhắc, chưa tiếp cận được bản chất phản cạnh tranh của hành vi.

    Hơn nữa, nhiều hành vi mang bản chất hạn chế cạnh tranh nhưng chưa được quy định, chẳng hạn như các hiệp hội đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo DN tham gia thỏa thuận các hành vi này nhưng chưa có Luật điều chỉnh.

     

    - Bổ sung thêm một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và đặc biệt là hành vi “thỏa thuận khác theo định nghĩa về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”

    (Điều 12 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

    - Không chỉ quy định thị phần là yếu tố duy nhất để đánh giá hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà còn xem xét đến đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

    (Điều 14 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

    - Thêm quy định điều chỉnh hành vi của không chỉ Hiệp hội mà còn các cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

    (Điều 15 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

    4

    Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

    Hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ được quy định tại Luật cạnh tranh mà còn tại Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quảng cáo.,.,dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền xử lý hoặc khả năng đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan thực thi pháp luật.

     

     

    Để không tạo lỗ hổng pháp lý ở giai đoạn hiện tại thì Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi vẫn duy trì các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng đã loại bỏ điều chỉnh các hành vi có liên quan đến các lĩnh vực luật khác như:

    - Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

    - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

    - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

    - Bán hàng đa cấp bất chính

    (Điều 35 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

    5

    Về mô hình cơ quan thực thi chưa phù hợp

    Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương và Hội đồng Cạnh tranh.

    Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ thụ lý, tổ chức điều tra vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý.

    Các thành viên của Hội đồng cạnh tranh được thành lập và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm thuộc các Bộ, do vậy họ phải cân đối để đảm bảo tính hiệu quả công tác ở cả cơ quan đương nhiệm và ở Hội đồng cạnh tranh

    Với tính chất phức tạp của vụ việc cạnh tranh, cơ chế hoạt động kiêm nhiệm của Hội đồng cạnh tranh là chưa hợp lý, dẫn đến thiếu tập trung, thiếu kịp thời trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.

    Đồng thời, với cơ cấu Hội đồng cạnh tranh như hiện nay, khi vụ việc cạnh tranh xảy ra trong ngành, lĩnh vực có đại diện Bộ, ngành đó là thành viên Hội đồng cạnh tranh, thì việc xử lý vụ việc cạnh tranh khó đảm bảo tính độc lập, khách quan do có sự mâu thuẫn, xung đột về lợi ích.

    Về mô hình cơ quan cạnh tranh:      

    Tái cơ cấu các cơ quan cạnh tranh hiện nay gồm Hội đồng cạnh tranh và Cơ quan quản lý cạnh tranh thành 1 cơ quan duy nhất là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

    Về địa vị pháp lý:

    Là cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập, làm việc theo chế độ thủ trưởng phù hợp với Luật tổ chức chính phủ và Nghị định 10/2016/NĐ-CP. Trong đó Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Ủy ban cạnh tranh Quốc gia.

    (Điều 41 Dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi)

     

     

     
    13299 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    trang_u (24/10/2017) anthuylaw (04/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455605   01/06/2017

    Theo Hiến pháp 2013, “các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhà nước có những hành vi chưa phù hợp với pháp luật cạnh tranh và còn tình trạng nhiều cơ quan bộ, ngành ở cả Trung ương và địa phương ban hành các chính sách và văn bản hành chính tạo sự phân biệt đối xử, gây cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp  khác. Luật cạnh tranh 2004 còn thiếu các quy định đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong việc giám sát, kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh và tập trung kinh tế của doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy theo mình Luật cạnh tranh mới sẽ quán triệt một cách hoàn chỉnh nhằm tạo ra sự công bằng, thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và ngày càng phát triển hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #456026   04/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Trên đây là điều đáng mừng cho nền tư pháp nước nhà, Luật cạnh tranh 2004 tồn tại rất nhiều điểm bất cập, theo dụ thảo tác giải nêu trên đã chỉ rõ một phần nào những bất cập này cũng như những tiến bộ của dự thảo Luật cạnh tranh. Kinh tế hội nhập việc haofn thiện pháp luật cạnh tranh là điều tất yếu

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #472004   24/10/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Dự thảo Luật cạnh tranh: Bãi bỏ quy định về hành vi bán hàng đa cấp bất chính

    Điểm qua những nội dung chính tại Bản dự thảo Luật cạnh tranh (mới nhất) trình Quốc hội thông qua:

    - Đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định tại Luật khác, dự thảo Luật đã quy định theo hướng dẫn chiếu đến quy định của pháp luật khác, đồng thời bổ sung nguyên tắc xử lý để tránh chồng chéo, xung đột trong thực thi. 

    - Bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và hành vi “phân biệt đối xử của hiệp hội”, do các hành vi này không phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 

    - Bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến và có bản chất phù hợp với khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại dự thảo Luật. 

    - Lược giản hoá trình tự, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, theo đó bãi bỏ thủ tục điều tra sơ bộ và rút ngắn thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh từ 90 ngày xuống còn 60 ngày kể từ ngày ban hành quyết định điều tra. 

    Mời các bạn xem chi tiết tại file đính kèm. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Ledienbach (29/10/2017)
  • #482101   14/01/2018

    Việc thực hiện luật cạnh tranh tại thời điểm hiện tại

    Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công ty đơn lẻ nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng nhiều. Đó cũng là lý do luật cạnh tranh đang được thông qua ở ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới với xu hướng ngày càng trừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại cho cạnh tranh, làm giảm sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu. Mục đích cuối cùng của luật cạnh tranh là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sao cho người tiêu dùng có quyền được lựa chọn sản phẩm tốt nhất và giá cả phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Tuy nhiên hiện nay vấn đề khó nhất mà luật cạnh tranh đang phải đối mặt là làm sao để nhận biết hình thức hợp tác nào là có lợi, hình thức nào là có hại cho cạnh tranh bởi các hình thức này ngày càng phức tạp, đa dạng giữa các quốc gia.

    Ở Việt Nam để kịp thời kiểm soát sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nước ta đã ban hành luật cạnh tranh năm 2004. Mặc dù đã được Quốc hội thông qua vào năm 2004, đến nay đã được hơn 10 năm, song Luật Cạnh tranh năm 2004 vẫn được các chuyên gia kinh tế đánh giá chưa phát huy được hiệu quả trong việc giám sát, quản lý các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN), cũng như không tạo được sân chơi lành mạnh, chưa tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng cho khu vực DN hoạt động.

    Thực tế hiện nay cũng nảy sinh nhiều hành vi phản cạnh tranh mới, đa dạng. Các hành vi hạn chế cạnh tranh mang tính tận thu, hoặc đóng cửa thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh được thực hiện dưới nhiều hình thức mới với mức độ tinh vi, phức tạp ngày càng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ và môi trường công nghệ, môi trường số. Trong khi đó, các quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành còn mang tính mô tả, cứng nhắc, chưa nhằm vào bản chất phản cạnh tranh của hành vi, mà chỉ nhắm đến hình thức biểu hiện bên ngoài của hành vi, không bắt kịp được các biến động thường xuyên, liên tục của thị trường. Từ lúc ban hành luật cạnh tranh đến nay, có rất ít các vụ việc cạnh tranh được xử lý, mặc dù các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh xảy ra càng ngày càng nhiều và mang tính chất phức tạp. Cho nên ban hành các quy định mới về cạnh tranh là việc cấp bách tại thời điểm hiện tại.

    Nguồn: vietnamnet.vn

     
    Báo quản trị |