Việc lập vi bằng có là chứng cứ trước tòa?

Chủ đề   RSS   
  • #533797 29/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Việc lập vi bằng có là chứng cứ trước tòa?

    Việc lập vi bằng có thể được hiểu là văn bản do người có thẩm quyền, công nhận hay ghi nhận lại sự kiện quan trọng, những hành vi được sử dụng làm bằng chứng tại những vụ liên quan đến xét xử hoặc những sự kiện mang tính pháp lý. Vậy, có phải tất cả những sự kiện được lập vi bằng đều là bằng chứng trước tòa hay không? Mời các bạn tham khảo bài viết sau:

    1. Lập vi bằng như thế nào là hợp pháp?

    Căn cứ Điều 26 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 135/2013/NĐ-CP quy định như sau:

    - Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

    - Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.

    - Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

    - Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

    - Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

    - Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

    2. Giá trị pháp lý của vi bằng

    Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 NGÀY 23/11/2012 của quốc hội, quy định như sau:

    - Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    - Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

    Xem thêm:

    >>> Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

    >>> Vi bằng và những điều cần biết

     
    3049 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    yuanping (29/11/2019) ThanhLongLS (29/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận