Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án có đúng hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #485540 25/02/2018

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án có đúng hay không?

    Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án có đúng hay không?

    Tôi có gặp một tình huống như thế này: Ngày 15/3/2017 TAND cấp cao tại Hà Nội đã có quyết định giám đốc thẩm xử hủy Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện H (TAND) và bản án dân sự phúc thẩm của TAND tỉnh B giải quyết vụ án "Tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn" giữa nguyên đơn là bà A với bị đơn là ông B; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là bà C; chuyển hồ sơ vụ án cho TAND huyện H giải quyết lại vụ án. Sau khi TAND huyện H thụ lý giải quyết lại vụ án, nguyên đơn bà A rút đơn khởi kiện, bị đơn ông B đồng ý việc bà A rút đơn. Nên ngày 5/6/2017 TAND huyện H đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và có tuyên trả lại bà C số tiền tạm ứng án phí đã nộp. Ngày 25/6/2017 Tòa án mới giao cho bà C quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trước khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án không gọi hỏi ý kiến yêu cầu của bà C. Nay bà C không hiểu việc Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án có đúng hay không? Bà C có còn quyền kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án?

    Tôi đã có gợi ý trả lời cho tình huống này như sau:                                                                 

    Theo quy định tại khoản 22 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ LTTDS): Đương sự có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

    Khoản 2 Điều 273 Bộ LTTDS quy định: Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

    Khoản 4 Điều 217 Bộ LTTDS quy định: Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Đối chiếu các quy định nêu trên thấy rằng, do bà C là đương sự trong vụ án, nên nếu không đồng ý với việc Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án bà có quyền kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bà nhận được quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

    Nếu trước khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án không hỏi ý kiến của ông về việc bà có đồng ý hay không đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn; bà có rút đơn hay vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập mà Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng quy định của pháp luật. Nếu bà kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

    Mong mọi người cùng góp ý để giúp đương sự trong vụ án hiểu rõ vấn đề hơn ạ!

     
    1859 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485565   26/02/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    1/- Tòa đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sai bởi :

    a/- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà không có sự đồng ý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà C. Cơ sở pháp lý : khoản 4 điều 217 BLTTDS 2015.

    b/- Trong trường hợp bị đơn B và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan C đồng ý thì Tòa cũng chỉ đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn chứ không được đình chỉ giải quyết vụ án dân sự bởi bà C không rút yêu cầu độc lập. Trường hợp này vụ án vẫn tiếp tục nhưng có sự thay đổi tư cách tố tụng : bà C trở thành Nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập của bà C sẽ trở thành Bị đơn. Cơ sở pháp lý : điểm c khoản 2 điều 217 BLTTDS 2015.

    2/- Bà C nhận được Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vào ngày 25/6/2017 nên hiện nay bà C không còn quyền kháng cáo đối với Quyết định này vì đã hết thời hạn kháng cáo theo qui định tại khoản 2 điều 273 BLTTDS 2015. Trường hợp kháng cáo quá hạn, tuy luật không qui định nhưng trong nghề Luật có lẻ ai cũng biết thường kháng cáo quá hạn của đương sự chỉ được chấp nhận nếu còn trong thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên (10 ngày kể từ ngày VKS cùng cấp với Tòa đã ra QĐ đình chỉ nhận được QĐ - K2 Đ 280 BLTTDS 2015), do đó tới nay dù bà C có kháng cáo quá hạn thì gần như sẽ không được chấp nhận.

    Bạn nên tư vấn cho bà C theo hướng giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu độc lập của bà đã hết) hoặc khởi kiện thành vụ án mới (nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn và thuộc trường hợp được khởi kiện lại sau khi đã đình chỉ).

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    Loando1107 (26/02/2018)