Vừa qua, trên các diễn đàn xuất hiện thông tin vụ việc Hiệu trưởng của một trường Tiểu học đã tự ý lấy sổ đỏ nhà trường đi thế chấp, vay nặng lãi.
Điều này khiến dư luận xôn xao bởi lẽ việc này không những vi phạm pháp luật mà còn có ảnh hưởng rất nhiều bởi người vi phạm là người trong ngành giáo dục. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Cầm cố tài sản là gì?
Căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trong đó, tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, cầm cố tài sản việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản phải là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Như vậy, cầm cố tài sản chỉ thực hiện được khi tài sản thuộc sở hữu của người cầm cố và hiệu trưởng không có quyền sử dụng đất nhà trường mà sổ đỏ cũng không phải tài sản mà chỉ là chứng thư pháp lý nên không thỏa mãn về điều kiện cầm cố tài sản.
Do đó, việc hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố thì giao dịch giữa hiệu trưởng và bên nhận cầm cố được xem là giao dịch dân sự vô hiệu vì vi phạm điều cấm của luật.
Hiệu trưởng mang sổ đỏ nhà trường đi cầm cố thì giao dịch đó có hiệu lực hay không?
Căn cứ tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Theo đó, cầm cố tài sản chỉ thực hiện được khi tài sản thuộc sở hữu của người cầm cố. Thế nên việc hiệu trưởng mang sổ đỏ đi cầm cố là không có cơ sở, bởi hiệu trưởng không có quyền sử dụng đất đất của nhà trường nên không thỏa mãn về điều kiện cầm cố tài sản.
Do đó, việc hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố thì giao dịch giữa hiệu trưởng và bên nhận cầm cố được xem là giao dịch dân sự vô hiệu vì vi phạm điều cấm của luật.
Xử phạt hành vi vi phạm
Căn cứ điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
Theo đó, trường hợp người nhận cầm cố tài sản không thuộc tài sản của người cầm cố nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu tài sản sẽ bị phạt từ 05-10 triệu đồng.
Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.