Vì sao vay tiền phải áp dụng thời hiệu khởi kiện?

Chủ đề   RSS   
  • #532520 05/11/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Vì sao vay tiền phải áp dụng thời hiệu khởi kiện?

    Xem thêm:

    >>> Các tranh chấp dân sự không áp dụng thời hiệu khởi kiện

    >>> Chứng thực bản án, UBND xã có quyền?

    >>> Cách viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự


    Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    Vấn đề nêu trên là một nội dung gây không ít tranh cãi liên quan đến quyền sở hữu tài sản nhưng lại áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nội dung dưới đây mình sẽ đưa ra các quy định của pháp luật cũng như quan điểm của mình về vấn đề này như sau:

    Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về “Không áp dụng thời hiệu khởi kiện” trong các trường hợp sau:

    1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

    2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

    4. Trường hợp khác do luật quy định.

    Trường hợp không áp dụng thời hiệu đối với “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” nội dung này đã bỏ đi trường hợp “đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu” được quy định tại Điều 159, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

    Theo quan điểm của mình, sở dĩ bên cho vay cũng không có cơ sở để áp dụng quy định về đòi lại “quyền sở hữu tài sản” đối với tranh chấp là cho vay tiền, bởi lẽ khác với cho mượn tài sản, sau khi giao nhận tài sản vay, bên cho vay không còn “quyền sở hữu tài sản” vay, mà “bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”, theo quy định tại Điều 464 về “Quyền sở hữu đối với tài sản vay”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

    Thêm nữa, cần lưu ý phân biệt rõ vay tiền và mượn tiền. XEM TẠI ĐÂY

    Hiểu một cách nôm na về quyền sở hữu đối với tài sản, nếu đó là tài sản vay thì bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Nếu đó là tài sản mượn thì quyền sở hữu tài sản vẫn sẽ thuộc về bên cho mượn, bên mượn chỉ được sử dụng tài sản đó để nhằm đạt được mục đích nhất định của mình.

    Giải thích thêm, sở dĩ coi tiền là vật tiêu hao bởi vì khi hết thời hạn cho “mượn” tiền, thay vì chỉ cần thanh toán một khoản tiền tương đương  thì người mượn phải hoàn trả lại  theo đúng số tiền mà người cho mượn đã giao cho (chính xác từ số lượng, mệnh giá, số sê ri… của từng tờ tiền). Sở dĩ như vậy là do bên mượn phải trả lại tài sản mượn cho bên cho mượn theo quy định tại BLDS

    Vì vậy, nếu theo đúng các quy định trên, thì thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại tiền cho vay nói riêng và tài sản cho vay nói chung sẽ là 3 năm .

    Có bạn nào có quan điểm khác mình về cách giải thích trên hay không thì chia sẻ nhé!

     
    6705 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    bibonxyz (20/11/2019) yuanping (05/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận