Vi phạm về thủ tục tố tụng dân sự sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603256 14/06/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Vi phạm về thủ tục tố tụng dân sự sẽ bị xử lý như thế nào?

    Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật.

    Vi phạm về thủ tục tố tụng là hành vi vi phạm pháp luật, tùy tính chất, hậu quả, thiệt hại của hành vi mà có thể bị xử lý kỉ luật hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

    Tại Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau:

    - Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

    + Tòa án;

    + Viện kiểm sát

    - Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

    + Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

    + Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

    Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật và nếu gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng:

    - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

    - Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

    - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

    - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    - Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    Như vậy, trong vụ án dân sự, khi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cụ thể:

    Xử lý kỷ luật

    Người tiến hành tố tụng là các cán bộ, công chức nhà nước. Nếu vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người tiến hành tố tụng có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, giáng chức, buộc thôi việc theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Ngoài bị xử lý kỉ luật thì người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    Đối với Bản án, Quyết định mà Tòa án đã tuyên

    Khi Tòa án cấp dưới đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong khi giải quyết vụ án thì tùy vào mức độ, tính chất của những sai phạm cụ thể, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm (gọi chung là giám đốc thẩm) sẽ ra quyết định sửa bản án, quyết định hoặc quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ đối với bản án, quyết định mà trước đó Tòa án đã tuyên theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

     
    2885 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithuan415 vì bài viết hữu ích
    hongthanh1975 (12/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617882   12/11/2024

    hongthanh1975
    hongthanh1975

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:10/11/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm về thủ tục tố tụng dân sự sẽ bị xử lý như thế nào?

    Bạn ơi trường hợp của mình đang trong tình trạng như  bài đăng của bạn nhưng mình chưa biết làm thế nào để đưa vấn đề này ra pháp luật 

     
    Báo quản trị |  
  • #617883   12/11/2024

    hongthanh1975
    hongthanh1975

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:10/11/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm về thủ tục tố tụng dân sự sẽ bị xử lý như thế nào?

    Bạn  có thể chia sẻ cho mình hiểu lên làm thế nào được không vì thẩm phán xử sơ thẩm vụ án của mình vi phạm luật tố tụng trắng trợn mà mình gửi đơn tố cáo lên họ không chấp nhận tiếp nhận theo đường đơn tố cáo mà chỉ  chấp nhận theo đơn kháng cáo 

     
    Báo quản trị |