Vi phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #508397 26/11/2018

    Startiay123

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm pháp luật

    Điều kiện để 1 tổ chức trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật
     
    11226 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508411   26/11/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cứ vi phạm đi, đơn giản thôi mà

     
    Báo quản trị |  
  • #509750   10/12/2018

    Theo mình hiểu, Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Theo đó điều kiện để các tổ chức trở thành chủ thể quan hệ pháp luật gồm:

    - Được nhà nước thành lập hoặc nhà nước cho phép thành lập 1 cách hợp pháp.

    - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

    -Có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình hoặc do nhà nước giao cho để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

    - Tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình.

    Ngoài ra, để tham gia vào các quan hệ pháp luật thì tổ chức phải đáp ứng điều kiện là có năng lực chủ thể. Trong đó. năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi:

    +Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận. Đối với tổ chức thì năng lực pháp luật được xuất hiện khi tổ chức đó thành lập 1 cách hợp pháp.

    +Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể, khả năng này được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể mà nghĩa vụ pháp lý, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật.

     

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509784   10/12/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


     Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động ) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện , xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ. từ đó, có thể xác định các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật như sau:

    - Trước hết vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động ) xác định của con người .Chính vì các qui định của pháp luật được đặt ra là nhằm để điều chỉnh các hành vi xử sự của con người chứ không phải để điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó chưa biểu hiện thành các hành vi

    - Vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định của con người mà hành vi đó phải trái với các qui định (yêu cầu) của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những qui định của pháp luật (không thực hiện những gì mà pháp luật yêu cầu hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật )

    - vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi đó. Có thể nói, tất cả mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật, nhưng trái lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật.Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi.Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi đó, nghĩa là phải xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi trái pháp luật đó - xác định lỗi của họ.Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định vi phạm pháp luật

    - Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể hành vi trái pháp luật: người đó phải có khả năng nhận thức , điều khiển được việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình . Vì vậy, những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người mất trí hoặc trẻ em (chưa đến độ tuổi theo qui định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý ) thực hiện thì vẫn không thể coi là vi phạm pháp luật 

     

     
    Báo quản trị |